Temu là gì? Sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử nào?

Temu là gì? Sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử nào? Theo quy định hiện nay thì sàn Temu có được xem là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hay không?

Temu là gì?

Temu là một nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng mua sắm các sản phẩm đa dạng, bao gồm thời trang, đồ điện tử, phụ kiện, đồ gia dụng, và nhiều mặt hàng khác. Temu chủ yếu hoạt động dưới hình thức mua sắm trực tuyến và nổi bật với giá cả cạnh tranh và các chương trình giảm giá lớn.

Temu thuộc sở hữu của PDD Holdings, công ty mẹ của Pinduoduo — một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng tại Trung Quốc. Ứng dụng này ra mắt ở Mỹ vào năm 2022, với mục tiêu kết nối người tiêu dùng với các nhà sản xuất trên toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, giúp cắt giảm chi phí trung gian.

Temu là gì?

Temu là gì? Sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử nào? (Hình từ Internet)

Sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử sau:

(1) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

(2) Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

(3) Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử:

- Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

- Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

- Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(4) Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

(5) Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.

Sàn Temu có được xem là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hay không?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) như sau:

Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
1. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
b) Website đấu giá trực tuyến;
c) Website khuyến mại trực tuyến;
d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
3. Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.
4. Bộ Công Thương quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễn thông di động.

Như đã nói thì Temu là một dạng sàn giao dịch thương mại điện tử. Do đó, sàn Temu được xem là một dạng của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,229 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào