Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì đối với vốn và tài sản của Tập đoàn?

Cho tôi hỏi vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là bao nhiêu? Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì đối với vốn và tài sản của Tập đoàn? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định về Vốn điều lệ, điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn như sau:

Vốn điều lệ, điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn
1. Vốn điều lệ của Tập đoàn thời điểm 31 tháng 12 năm 2011 là: 26.166.499.100.000 đồng (Hai mươi sáu nghìn một trăm sáu mươi sáu tỷ, bốn trăm chín mươi chín triệu, một trăm nghìn đồng).
...

Theo đó, vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thời điểm 31 tháng 12 năm 2011 là: 26.166.499.100.000 đồng (Hai mươi sáu nghìn một trăm sáu mươi sáu tỷ, bốn trăm chín mươi chín triệu, một trăm nghìn đồng).

tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Hình từ Internet)

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có quyền gì đối với vốn và tài sản của Tập đoàn?

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của Tập đoàn đối với vốn và tài sản như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Tập đoàn đối với vốn và tài sản
1. Quyền đối với vốn và tài sản:
a) Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của Tập đoàn để kinh doanh, đầu tư, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Tập đoàn theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hoặc cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên để đầu tư phát triển Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo mục tiêu, chiến lược phát triển chung của Nhà nước. Tập đoàn được Nhà nước giao trách nhiệm bố trí quy hoạch, quản lý, phát triển diện tích trồng cao su cho các đơn vị thành viên (trừ công ty tự nguyện liên kết) phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế của Tập đoàn trong sản xuất, kinh doanh và hợp tác quốc tế theo quy hoạch chung của ngành;
c) Nhà nước không điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại Tập đoàn và vốn, tài sản của Tập đoàn theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp nhà nước quyết định tổ chức lại Tập đoàn hoặc Tập đoàn thực hiện mục tiêu ứng dụng sản phẩm, dịch vụ công ích. Trường hợp vốn nhà nước tại Tập đoàn lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt thì việc chuyển vốn nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Được Nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm thương hiệu, các sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ, hàng hóa phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Tập đoàn có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của Tập đoàn, quyết định giá trị thương hiệu, theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các quyền khác về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của Tập đoàn để kinh doanh, đầu tư, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Tập đoàn theo quy định của pháp luật;

Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hoặc cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên để đầu tư phát triển Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo mục tiêu, chiến lược phát triển chung của Nhà nước.

Nhà nước không điều chuyển vốn do Nhà nước đầu tư tại Tập đoàn và vốn, tài sản của Tập đoàn theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp nhà nước quyết định tổ chức lại Tập đoàn hoặc Tập đoàn thực hiện mục tiêu ứng dụng sản phẩm, dịch vụ công ích. Trường hợp vốn nhà nước tại Tập đoàn lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt thì việc chuyển vốn nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật;

Được Nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm thương hiệu, các sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ, hàng hóa phù hợp với quy định của pháp luật;

Tập đoàn có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của Tập đoàn, quyết định giá trị thương hiệu, theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các quyền khác về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có nghĩa vụ gì đối với vốn và tài sản của Tập đoàn?

Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của Tập đoàn đối với vốn và tài sản như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Tập đoàn đối với vốn và tài sản
...
2. Nghĩa vụ đối với vốn và tài sản:
a) Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn và vốn Tập đoàn tự huy động;
b) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Tập đoàn trong phạm vi số tài sản của Tập đoàn;
c) Định kỳ đánh giá lại tài sản của Tập đoàn theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn và vốn Tập đoàn tự huy động;

Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Tập đoàn trong phạm vi số tài sản của Tập đoàn;

Định kỳ đánh giá lại tài sản của Tập đoàn theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

910 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào