Tài xế xe khách thực hiện vận chuyển khách mà không có lệnh vận chuyển khi tham gia giao thông thì bị xử phạt như thế nào?
- Người lái xe trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển khách thì sẽ được người điều hành vận tải tiến hành kiểm tra những nội dung nào?
- Lệnh vận chuyển sẽ do cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp ban hành?
- Tài xế xe khách thực hiện vận chuyển khách mà không có lệnh vận chuyển khi tham gia giao thông thì bị xử phạt như thế nào?
Người lái xe trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển khách thì sẽ được người điều hành vận tải tiến hành kiểm tra những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về nội dung người điều hành vận tải sẽ kiểm tra đối với người lái xe như sau:
"Điều 4. Quy định chi tiết về quy trình bảo đảm an toàn giao thông
Quy trình đảm bảo an toàn giao thông phải đảm bảo theo trình tự các bước và nội dung tối thiểu như sau:
...
2. Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây viết tắt là người điều hành vận tải) hoặc cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe phải thực hiện các nội dung công việc như sau (riêng đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi thực hiện theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị):
a) Kiểm tra giấy phép người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe; lệnh vận chuyển đối với hoạt động vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt; hợp đồng vận tải đối với hoạt động vận chuyển khách theo hợp đồng, du lịch; giấy vận tải (giấy vận chuyển) đối với hoạt động vận tải hàng hoá; các giấy tờ khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị;
b) Thông báo trực tiếp hoặc qua phần mềm của đơn vị kinh doanh vận tải cho người lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng và các nội dung cần lưu ý để đảm bảo an toàn giao thông (nếu có);
c) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với người lái xe (nếu đơn vị có trang bị thiết bị, dụng cụ kiểm tra)."
Từ quy định trên thì có thể thấy trước khi người lái xe vận chuyển hành khách thì người điều hành vận tải sẽ tiến hành kiểm tra các giấy phép cần thiết như giấy phép người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy vận tải (giấy vận chuyển);....Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với người lái xe.
Lệnh vận chuyển sẽ do cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp ban hành?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về lệnh vận chuyển như sau:
"Điều 25. Quy định về Lệnh vận chuyển
1. Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
3. Bến xe khách có trách nhiệm cập nhật vào phần mềm quản lý bến xe toàn quốc thông tin về lệnh vận chuyển đã được đóng dấu xác nhận."
Theo đó, lệnh vận chuyển sẽ do doanh nghiệp tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, thông qua giấy vận chuyển doanh nghiệp sẽ giao nhiệm vụ vận chuyển cho người lái xe theo quy định tại Điều 3 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
11. Giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) là việc tổ chức hoặc cá nhân sử dụng Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) để giao nhiệm vụ cho người lái xe điều khiển phương tiện thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.
..."
Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
Tài xế xe khách thực hiện vận chuyển khách mà không có lệnh vận chuyển khi tham gia giao thông thì bị xử phạt như thế nào?
Tài xế không có lệnh vận chuyển
Căn cứ theo điểm i khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
“Điều 23. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
i) Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;
..."
Ngoài ra, tại điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung đối với người vi phạm như sau:
"8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
..."
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp bạn là tài xế xe khách không có lệnh vận chuyển mà thực hiện việc vận chuyển hành khách thì bạn có thể sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng tới 03 tháng, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.