Tải về trọn bộ hồ sơ đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam dành cho tổ chức quốc tế?

Tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có phải đăng ký hoạt động hay không? Tải về trọn bộ hồ sơ đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam dành cho tổ chức quốc tế?

Tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có phải đăng ký hoạt động hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật phòng, chống thiên tai 2013 thì:

Tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:

- Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

- Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Như vậy, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam phải có trách nhiệm đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Tải về trọn bộ hồ sơ đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam dành cho tổ chức quốc tế?

Tải về trọn bộ hồ sơ đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam dành cho tổ chức quốc tế? (Hình từ Internet)

Tải về trọn bộ hồ sơ đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam dành cho tổ chức quốc tế?

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 66/2021/NĐ-CP về Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:

Theo đó, tổ chức quốc tế trước khi vào Việt Nam thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai lập 01 hồ sơ đăng ký, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hồ sơ đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam dành cho tổ chức quốc tế bao gồm:

- Đơn đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung: Tên tổ chức; mục đích của hoạt động; thời gian, địa điểm dự kiến thực hiện (theo mẫu Phụ lục I);

Tải về Đơn đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam dành cho tổ chức quốc tế.

- Danh mục hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ và các văn bản khác có liên quan (nếu có, theo mẫu Phụ lục II);

Tải về bảng Danh mục hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ

- Danh sách người tham gia (theo mẫu Phụ lục III).

Tải về Danh sách người tham gia.

Lưu ý: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Phòng chống thiên tai hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Ngoài ra, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Phòng, chống thiên tai) có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý hồ sơ đến tổ chức nộp hồ sơ đăng ký và các cơ quan liên quan.

Chế độ ưu tiên dành cho tổ chức quốc tế khi tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật phòng, chống thiên tai 2013 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:

Theo đó, chế độ ưu tiên dành cho tổ chức quốc tế khi tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, cụ thể như sau:

- Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;

Trong đó, theo quy định tại Điều 21 Nghị định 66/2021/NĐ-CP về thuế, lệ phí nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai

Tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam nhập khẩu, tái xuất khẩu phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai được miễn thuế, lệ phí nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Luật phòng, chống thiên tai 2013.

Trường hợp để lại Việt Nam sử dụng vào mục đích khác phải chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Được ưu tiên về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;

Trong đó, theo quy định tại Điều 23 Nghị định 66/2021/NĐ-CP về nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phòng chống thiên tai chuyên dùng phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh ưu tiên tại các cửa khẩu; trường hợp ứng phó khẩn cấp, nếu chưa có thị thực, được cấp thị thực tại cửa khẩu.

Phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa được phép nhập khẩu, tái xuất sau khi hoàn thành hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai được ưu tiên làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.

- Được ưu tiên về thủ tục lưu trú.

Trong đó, theo quy định tại Điều 24 Nghị định 66/2021/NĐ-CP về lưu trú đối với người nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được hướng dẫn nơi ở, làm việc và thủ tục tạm trú phù hợp với điều kiện cụ thể.

Cơ quan, địa phương tiếp nhận hỗ trợ có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú, nơi ở và làm việc cho các cá nhân, tổ chức đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức hỗ trợ thiệt hại đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm do bão Yagi gây ra là bao nhiêu?
Pháp luật
Người nước ngoài tham gia khắc phục hậu quả bão YAGI tại Việt Nam có phải đăng ký không? Hồ sơ bao gồm những gì?
Pháp luật
Thống kê thiệt hại bão Yagi ngày 14 9 2024: Số người chết, mất tích; số người bị thương lên đến con số bao nhiêu?
Pháp luật
Thống kê thiệt hại bão Yagi đến 07h00 ngày 13/9/2024: Số người chết, mất tích; số người bị thương?
Pháp luật
Cá nhân kêu gọi đóng góp tự nguyện khắc phục hậu quả bão lũ như thế nào để không vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Doanh nghiệp ủng hộ tiền khắc phục hậu quả thiên tai do bão YAGI được trừ khi tính thuế TNDN không?
Pháp luật
Người dân tài trợ, ủng hộ tiền khắc phục hậu quả thiên tai bão YAGI có được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Tổng hợp văn bản khắc phục hậu quả Bão Yagi (bão số 3)? Cập nhật Công văn khắc phục hậu quả Bão Yagi?
Pháp luật
Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra là hành vi vi phạm pháp luật? Hành vi này có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tải về trọn bộ hồ sơ đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam dành cho tổ chức quốc tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khắc phục hậu quả thiên tai
237 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khắc phục hậu quả thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khắc phục hậu quả thiên tai

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
07 văn bản quan trọng về Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào