Tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu có thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không?
- Tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu có thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không?
- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là tang vật vi phạm hành chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu đấu giá không thành như thế nào?
Tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu có thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
"Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
..."
Theo quy định trên thì tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu có thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không? (Hình từ Internet)
Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là tang vật vi phạm hành chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.
3. Việc xác định giá trị và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo cơ chế thị trường.
4. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật."
Theo đó, việc xác lập quyền sử hữu toàn dân đối với tang vật vật vi phạm hành chính được thực hiện theo nguyên tắc trên.
Xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu đấu giá không thành như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC quy định về việc tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản như sau:
"Điều 12. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
...
3. Đối với tài sản xử lý theo hình thức bán đấu giá:
a) Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, việc tổ chức đấu giá được thực hiện như sau:
- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản ký hợp đồng đấu giá với tổ chức đấu giá tài sản hoặc thành lập Hội đồng đấu giá tài sản (trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu tài sản) theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
- Giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính là giá khởi điểm để tổ chức đấu giá.
Trong các trường hợp sau đây phải thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi chuyển giao để đấu giá chưa được xác định giá trị; thời điểm dự kiến tổ chức đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; giá trị tang vật đã được xác định theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của tài sản cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để đấu giá.
Thành phần Hội đồng, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xác định giá khởi điểm để đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Thông tư 144/2017/TT-BTC).
- Việc thanh toán tiền, xuất hóa đơn bán tài sản công và bàn giao tài sản cho người mua được thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP).
..."
Hiện tại không có thủ tục đấu giá lại, nếu tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu đấu giá không thành thì thực hiện đấu giá theo trình tự thủ tục như lần đầu theo quy định pháp luật vừa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.