Sự đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế bằng việc trao đổi với nhau các văn kiện được thể hiện khi nào?

Em ơi cho anh hỏi: Sự đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế bằng việc trao đổi với nhau các văn kiện được thể hiện khi nào? Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc phê chuẩn khi nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Phước đến từ Long An.

Sự đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế bằng việc trao đổi với nhau các văn kiện được thể hiện khi nào?

Căn cứ theo Điều 13 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc trao đổi các văn kiện của điều ước.
Sự đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước bằng việc trao đổi với nhau các văn kiện được thể hiện:
a) Khi các văn kiện quy định rằng việc trao đổi sẽ có giá trị ràng buộc đó; hoặc
b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia này đã thỏa thuận việc trao văn kiện sẽ có giá trị ràng buộc đó.

Theo đó, sự đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế bằng việc trao đổi với nhau các văn kiện được thể hiện khi:

- Các văn kiện quy định rằng việc trao đổi sẽ có giá trị ràng buộc đó; hoặc

- Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia này đã thỏa thuận việc trao văn kiện sẽ có giá trị ràng buộc đó.

Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)

Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc phê chuẩn khi nào?

Căn cứ theo Điều 14 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt.
1. Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn:
a) Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;
b) Khi có sự biểu thị rõ ràng bằng hình thức khác rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận dùng hình thức phê chuẩn;
c) Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn; hoặc
d) Khi ý định của quốc gia đó ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện của quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.
2. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc chấp thuận hoặc phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn.

Như vậy, một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc phê chuẩn khi:

- Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;

- Khi có sự biểu thị rõ ràng bằng hình thức khác rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận dùng hình thức phê chuẩn;

- Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn; hoặc

- Khi ý định của quốc gia đó ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện của quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.

Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc gia nhập khi nào?

Căn cứ theo Điều 15 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc gia nhập.
Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc gia nhập:
a) Khi điều ước quy định rằng quốc gia này có thể biểu thị sự đồng ý của mình bằng việc gia nhập;
b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận là sự đồng ý có thể được biểu thị bằng việc gia nhập; hoặc
c) Khi sau này tất cả các bên thỏa thuận là sự đồng ý của quốc gia có thể được biểu thị bằng việc gia nhập.

Như vậy, một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc gia nhập khi:

- Khi điều ước quy định rằng quốc gia này có thể biểu thị sự đồng ý của mình bằng việc gia nhập;

- Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận là sự đồng ý có thể được biểu thị bằng việc gia nhập; hoặc

- Khi sau này tất cả các bên thỏa thuận là sự đồng ý của quốc gia có thể được biểu thị bằng việc gia nhập.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,488 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào