Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định như thế nào? Xác định cha, mẹ và con trong trường hợp này ra sao?
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21.Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.”
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo."
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về vô sinh như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai.”
Và theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về phụ nữ độc thân như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6.Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, khi đáp ứng điều kiện là cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân thì được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Nguyên tắc sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh con?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
- Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
- Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
- Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
- Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Như vậy, kỹ thuật hỗ trợ sinh con không phải sử dụng như thế nào cũng được mà cần phải được sử dụng theo nguyên tắc của pháp luật.
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định như thế nào?
Con được sinh bởi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì xác định cha mẹ như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau:
- Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
- Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
- Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Và theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự."
Theo đó, con được sinh ra bằng hỗ trợ sinh sản từ cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân thì sẽ xác định cha, mẹ theo từng trường hợp khác nhau.
Như vậy, khi con các bạn sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thuộc trường hợp được pháp luật cho phép. Khi này, con sẽ được xác định là con chung của hai bạn trong thời kỳ hôn nhân. Việc xác định này sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết như trên đã đề cập và sẽ không gặp khó khăn gì về pháp luật khi bạn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.