Sắp vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng phát hiện ra mắc bệnh hiểm nghèo thì có cần phải vào nữa hay không?

Tòa án vừa mới gửi quyết định buộc đưa vào cơ sở cai nghiện băt buộc đối với em tôi nhưng vào hôm qua em tôi đi khám và phát hiện ra bị mắc bệnh hiểm nghèo. Vậy, em tôi có được phép không vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nữa để ở nhà trị bệnh không? Hay vẫn buộc phải chấp hành quyết định đó? Nếu được miễn, mẹ tôi có thể nộp đơn đề nghị thay em tôi hay không? Quy trình thực hiện như thế nào? Khi nào thì quyết định miễn đó có hiệu lực?

Người bị bệnh hiểm nghèo có buộc phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?

Người bị bệnh hiểm nghèo có buộc phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?

Người bị bệnh hiểm nghèo có buộc phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15, trường hợp được miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định gồm:

"2. Người phải chấp hành nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo, có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà người đó tự nguyện cai nghiện, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không nghiện ma túy;
c) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bị Tòa án xử phạt tù nhưng không được hưởng án treo, áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật."

Theo đó, trường hợp em bạn nhận quyết định nhưng thực tế chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì khi phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo, có giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên sẽ được miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc phải có chứng nhận của cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên là vô cùng quan trọng, tránh trường hợp người nghiện ma túy làm giả giấy tờ nhằm trốn việc cai nghiện bắt buộc.

Mẹ được phép nộp đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thay con nghiện ma túy không?

Người có quyền đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 28 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 gồm:

"1. Trường hợp có căn cứ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này, người phải chấp hành, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người phải chấp hành có quyền nộp đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đến Tòa án đã ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét, quyết định."

Căn cứ quy định trên, có thể thấy trường hợp căn cứ miễn chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của em bạn là hợp pháp, mẹ bạn có quyền nộp đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định đến chính Tòa án đã ra quyết định đó để Tòa án xem xét và ra quyết định cuối cùng.

Bên cạnh đó, đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải kèm theo các tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này và được gửi trực tiếp tại Tòa án, gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Quy trình nộp và nhận, thụ lý đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15, quy trình này được thực hiện như sau:

(1) Người có quyền tiến hành nộp đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

(2) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Viện kiểm sát cùng cấp.

(3) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định; trường hợp cần thiết, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản trước khi Tòa án ra quyết định.

(4) Sau khi xem xét hồ sơ kèm theo đơn đề nghị, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Chấp nhận đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Không chấp nhận đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

(5) Quyết định về việc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có các nội dung chính sau đây:

a) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Họ và tên Thẩm phán;

d) Họ và tên người có đơn đề nghị;

đ) Họ và tên Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

e) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người được đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

g) Lý do, căn cứ ra quyết định;

h) Nội dung việc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành quyết định;

k) Hiệu lực của quyết định;

l) Nơi nhận quyết định.

Quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực khi nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 29 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15, quyết định về việc hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quy định tại Điều 37 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 và phải được gửi cho Công an cấp huyện, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, người phải chấp hành quyết định, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người phải chấp hành, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành vi vi phạm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Như vậy, trường hợp người nghiện ma túy từ dưới 12 tuổi đến đủ 18 tuổi nhận quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng thực tế chưa đi, đồng thời bị bệnh hiểm nghèo, được cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện trở lên xác nhận thì sẽ được miễn chấp hành quyết định. Việc làm đơn đề nghị miễn và quá trình nhận, thụ lý đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,654 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào