Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã ban hành mà có đơn xin giảm mức phạt tiền thì xử lý như thế nào?
- Mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực xây dựng là bao nhiêu?
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã ban hành mà có đơn xin giảm mức phạt tiền thì xử lý như thế nào?
- Những tình tiết nào sẽ được xem xét giảm nhẹ mức phạt tiền khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng?
Mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực xây dựng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
“1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
...
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó, mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực xây dựng là 500 triệu đồng đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã ban hành mà có đơn xin giảm mức phạt tiền thì xử lý như thế nào?
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã ban hành mà có đơn xin giảm mức phạt tiền thì xử lý như thế nào?
Theo Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về phạt tiền như sau:
"1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này."
Theo đó, mức tiền phạt đã căn cứ vào tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nếu người vi phạm có đơn xin giảm mức phạt mà trong đơn xin có xuất hiện thêm tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mới thì người có thẩm quyền xem xét để sửa đổi quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ở đây Luật không bắt buộc phải xem xét nhưng nguyên tắc nếu có đơn của dân thì phải xem xét nội dung như thế nào.
Những tình tiết nào sẽ được xem xét giảm nhẹ mức phạt tiền khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng?
Căn cứ Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:
"Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.