Quỹ tín dụng nhân dân có phải là doanh nghiệp không? Quỹ có phải nộp quỹ phòng chống thiên tai không?

Quỹ tín dụng nhân dân là doanh nghiệp hay không phải là doanh nghiệp. Vì đang có tranh luận quỹ tín dụng không thuộc thành phần phải đóng quỹ phòng chống thiên tai. Hiện có nơi họ yêu cầu đóng có nơi thì không phải đóng. Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh A.P đến từ Thanh Hóa.

Quỹ tín dụng nhân dân có phải là doanh nghiệp không?

Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân không phải là doanh nghiệp mà được thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010Luật Hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân (Hình từ Internet)

Quỹ tín dụng nhân dân có phải nộp quỹ phòng chống thiên tai không?

Quỹ tín dụng nhân dân có phải nộp quỹ phòng chống thiên tai không thì theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định:

Nguồn tài chính
1. Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.
4. Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Điều tiết từ Quỹ trung ương và giữa các Quỹ cấp tỉnh.
6. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
7. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
8. Tồn dư Quỹ cấp tỉnh cuối năm trước được chuyển sang năm sau.

Và căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:

Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh .

Từ các quy định trên, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động dưới hình thức hợp tác xã. Theo pháp luật thì hợp tác xã là một hình thức tổ chức của tổ chức kinh tế trong nước.

Theo Nghị định 78/2021/NĐ-CP thì tổ chức kinh tế trong nước là một trong những đối tượng bắt buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai.

Như vậy, vì Quỹ tín dụng nhân dẫn vẫn được xem là tổ chức kinh tế nên nếu không thuộc trường hợp được miễn đóng góp theo Điều 13 Nghị định 78/2021/NĐ-CP thì quỹ tín dụng nhân dân vẫn là đối tượng bắt buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai.

Quỹ tín dụng nhân dân để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân cần đáp ứng điều kiện gì?

Quỹ tín dụng nhân dân để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2015/TT-NHNN như sau:

- Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép.

- Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định tại Điều 31 Thông tư này, có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

- Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại các Điều 20, Điều 23 và Điều 24 Thông tư này.

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.

- Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,942 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào