Quỹ bình ổn giá xăng dầu do tổ chức nào trích lập, hạch toán và theo dõi riêng theo quy định của pháp luật?
- Quỹ bình ổn giá xăng dầu do tổ chức nào trích lập, hạch toán và theo dõi riêng theo quy định của pháp luật?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được phép chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị giải thể thì số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu phải được xử lý thế nào?
Quỹ bình ổn giá xăng dầu do tổ chức nào trích lập, hạch toán và theo dõi riêng theo quy định của pháp luật?
Quỹ bình ổn giá xăng dầu do tổ chức nào trích lập, hạch toán và theo dõi riêng phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quỹ bình ổn giá xăng dầu
1. Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là Quỹ bình ổn giá); toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá bán xăng dầu trong nước.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá; hạch toán và theo dõi riêng Quỹ bình ổn giá bằng tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng) theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng, quản lý và đảm bảo bảo toàn số dư Quỹ bình ổn giá.
...
Theo đó, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá; hạch toán và theo dõi riêng Quỹ bình ổn giá bằng tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Hình từ Internet)
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được phép chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong trường hợp nào?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được phép chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quỹ bình ổn giá xăng dầu
...
2. Trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá
a) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá: là một yếu tố cấu thành giá cơ sở; là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.
Trường hợp tại thời điểm điều hành giá xăng dầu nếu số dư Quỹ bình ổn giá lớn, Bộ Công Thương xem xét có phương án điều chỉnh giảm hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá.
b) Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá: là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, được xem xét điều hành linh hoạt trong các trường hợp giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, không được sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho các mục đích khác.
c) Bộ Công Thương căn cứ tình hình thực tế, số dư Quỹ bình ổn giá, diễn biến giá cơ sở xăng dầu tại thời điểm điều hành giá xăng dầu để quyết định mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá sau khi thống nhất về chủ trương với Bộ Tài chính.
...
Theo quy định trên, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ được phép chi sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương và không được sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho các mục đích khác.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị giải thể thì số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu phải được xử lý thế nào?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị giải thể thì số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu phải được xử lý theo quy định tại khoản 21 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
...
21. Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc không làm thủ tục cấp mới khi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hết hạn, hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động đăng ký không tiếp tục làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc doanh nghiệp là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị phá sản, giải thể, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ chuyển, nộp toàn bộ số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào ngân sách nhà nước (nếu Quỹ bình ổn giá tại doanh nghiệp có số dư dương).
Theo đó, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bị giải thể thì số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu phải được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước trong trường hợp Quỹ bình ổn giá tại doanh nghiệp có số dương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.