Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là gì? Quy trình lập chương trình được thực hiện như thế nào?
Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là gì?
Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT như sau:
Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên vùng bờ được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của các hệ sinh thái vùng bờ nhằm phát triển bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là tập hợp các hoạt động quản lý tổng hợp trên một vùng bờ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, được thực hiện theo lộ trình từ quy trình lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện, đến đánh giá, điều chỉnh và đề xuất hoàn thiện cho giai đoạn tiếp theo.
3. Đánh giá hiện trạng vùng bờ là đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ và quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ (bao gồm các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ; bảo vệ môi trường vùng bờ và thể chế, chính sách, pháp luật liên quan) tại một thời điểm nhất định, thông qua các chỉ thị đánh giá được lựa chọn.
4. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình là đánh giá kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu đề ra, tính hiệu quả, tác động của chương trình thông qua sự thay đổi của tài nguyên, môi trường vùng bờ và hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ dựa trên các đánh giá hiện trạng vùng bờ trước, sau và trong quá trình triển khai chương trình.
5. Chỉ thị đánh giá chương trình là sự thể hiện (định tính, định lượng) một yếu tố đặc trưng của chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và liên quan đến các mục tiêu của chương trình.
Như vậy, theo quy định trên thì quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng;
Nhằm bảo đảm tài nguyên vùng bờ được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của các hệ sinh thái vùng bờ nhằm phát triển bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là gì? (Hình từ Internet)
Quy trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được thực hiện như thế nào?
Quy trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT như sau:
Quy trình lập chương trình
1. Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu phục vụ việc lập chương trình.
2. Đánh giá hiện trạng vùng bờ ở khu vực lập chương trình.
3. Xây dựng đề cương chương trình.
4. Lấy ý kiến về đề cương chương trình.
5. Xây dựng dự thảo chương trình.
6. Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
7. Trình thẩm định, phê duyệt chương trình.
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được thực hiện như sau:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu phục vụ việc lập chương trình.
- Đánh giá hiện trạng vùng bờ ở khu vực lập chương trình.
- Xây dựng đề cương chương trình.
- Lấy ý kiến về đề cương chương trình.
- Xây dựng dự thảo chương trình.
- Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
- Trình thẩm định, phê duyệt chương trình.
Việc thu nhập thông tin dữ liệu phục vụ chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Việc thu nhập thông tin dữ liệu phục vụ chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT như sau:
Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu phục vụ việc lập chương trình
1. Thông tin, dữ liệu thu thập phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phải được thu thập từ các nguồn thống kê chính thức, được thừa nhận về mặt pháp lý, bảo đảm độ tin cậy, chính xác;
b) Phải được cập nhật mới nhất tính đến thời điểm lập chương trình.
2. Nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ lập chương trình
a) Thông tin, dữ liệu từ các Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, của các Bộ, ngành và của các Cục thống kê cấp tỉnh;
b) Thông tin, dữ liệu từ các kết quả quan trắc tài nguyên, môi trường của hệ thống quan trắc tài nguyên, môi trường của thế giới, khu vực, quốc gia, bộ, ngành và địa phương;
c) Thông tin, dữ liệu do các bộ, ngành liên quan và địa phương cung cấp;
d) Thông tin, dữ liệu từ kết quả nghiên cứu, khảo sát phục vụ việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu;
đ) Thông tin, dữ liệu từ ảnh viễn thám hoặc ảnh hàng không;
e) Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo theo chuyên đề.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc thu nhập thông tin dữ liệu phục vụ chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Phải được thu thập từ các nguồn thống kê chính thức, được thừa nhận về mặt pháp lý, bảo đảm độ tin cậy, chính xác;
- Phải được cập nhật mới nhất tính đến thời điểm lập chương trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.