Quan hệ sản xuất trong Triết học Mác Lênin là gì? Vai trò quan trọng của quan hệ sản xuất là gì?

Quan hệ sản xuất trong Triết học Mác Lênin là gì? Vai trò quan trọng của quan hệ sản xuất? Giáo trình giáo dục môn Triết học Mác Lênin tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học phải đảm bảo điều gì? Giáo trình giáo dục môn Triết học Mác Lênin tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học phải đảm bảo điều gì?

Quan hệ sản xuất trong Triết học Mác Lênin là gì? Vai trò quan trọng của quan hệ sản xuất?

Quan hệ sản xuất là các mối quan hệ xã hội được hình thành giữa con người trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Đây là yếu tố quan trọng trong cấu trúc xã hội, thể hiện qua các quy định, quyền lực, trách nhiệm và vai trò của từng tầng lớp xã hội.

Quan hệ sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng xác định sự phân bố và sử dụng tài nguyên trong xã hội. Nó ảnh hưởng đến cách thức sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ, và có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong cộng đồng.

Việc hiểu rõ về quan hệ sản xuất là vô cùng quan trọng để đưa ra các quyết định kinh tế và chính trị hợp lý để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Quan hệ sản xuất trong triết học Mác-Lênin là gì? Vai trò quan trọng của quan hệ sản xuất là gì?

Quan hệ sản xuất trong Triết học Mác Lênin là gì? Vai trò quan trọng của quan hệ sản xuất là gì? (Hình từ Internet)

Triết học Mác Lênin có phải môn bắt buộc tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học?

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 494/2002/QĐ-TTg quy định như sau:

Phê duyệt Đề án Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu.
Nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác –Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, giáo viên Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
2. Nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Chính trị.
Nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Chính trị.
a) Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh (đối với các trường đại học, cao đẳng); môn Chính trị (đối với các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) là những môn học bắt buộc:
....

Như vậy, hiện nay môn học "Triết học Mác Lênin" là môn học đại cương bắt buộc. Đối tượng được quy định cụ thể như sau:

- Đối với người Việt Nam và người nước ngoài học tại các trường đại học hoặc các trường do Việt Nam liên kết với nước ngoài mở tại Việt Nam;

- Đối với người Việt Nam học tại các trường đại học có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Riêng đối với người nước ngoài học tại các trường đại học có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì không bắt buộc phải học Triết học Mác Lênin mà chỉ khuyến khích học.

Giáo trình giáo dục môn Triết học Mác Lênin tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học phải đảm bảo điều gì?

Giáo trình giáo dục môn Triết học Mác Lênin tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học được quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Giáo dục đại học 2012 như sau:

- Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học bảo đảm mục tiêu của các trình độ đào tạo của giáo dục đại học;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học;

- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập;

- Cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền trong sử dụng giáo trình và công bố công trình nghiên cứu khoa học.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy định các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

87 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào