Quá thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
+ Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
+ Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
+ Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
+ Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
+ Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
Như vậy, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp vi phạm hành chính, trừ những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như trên.
Quá thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương."
Quá thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Như trên đề cập thì người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt. Theo đó, nếu hết thời gian thực hiện mà chưa thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo căn cứ Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
+ Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này (được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);
- Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
+ Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
+ Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
+ Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
- Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Và theo khoản 1, khoản 2 Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thi hành quyết định cưỡng chế như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.
- Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.
Như vậy, bạn đề cập thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 01 năm nhưng sau 01 năm mà vẫn chưa thi hành thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế và buộc phải thực hiện quyết định cưỡng chế như trên đã đề cập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.