Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực với môi trường nảy mầm là cát cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực thực hiện dựa trên nguyên tắc và bằng những thiết bị nào?
- Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực với môi trường nảy mầm là cát cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Độ ẩm và không khí cần đáp ứng yêu cầu gì đối với phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực?
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực thực hiện dựa trên nguyên tắc và bằng những thiết bị nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.1 và tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm như sau:
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm
8.1 Nguyên tắc
Phép thử nảy mầm phải được tiến hành từ các hạt sạch. Các hạt sạch có thể được lấy từ phần hạt sạch trong phép thử độ sạch hoặc được lấy từ phần đại diện của mẫu gửi.
Không xử lý hạt giống trước khi đặt nảy mầm, trừ những trường hợp được quy định tại 8.4.5.
Hạt giống được bố trí thành các lần nhắc, được đặt nảy mầm dưới các điều kiện thuận lợi về độ ẩm và theo phương pháp cụ thể quy định tại Bảng F.2 .
Sau thời gian ủ mầm quy định tại Bảng F.2, các lần nhắc sẽ được kiểm tra và đếm số lượng cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường và các hạt không nảy mầm.
8.2 Thiết bị, dụng cụ
– Thiết bị đếm hạt: bàn đếm hạt, máy đếm hạt chân không.
– Thiết bị đặt nảy mầm: tủ ấm, tủ nảy mầm, phòng nảy mầm.
– Các dụng cụ khác: dao gạt, panh gắp, khay, hộp petri...
...
Trong đó, tỉ lệ nảy mầm (Percentage germination) là tỷ lệ phần trăm số hạt mọc thành cây mầm bình thường dưới các điều kiện và thời gian quy định (theo tiểu mục 2.12 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011).
Theo đó, phép thử nảy mầm hạt giống cây lương thực phải được tiến hành từ các hạt sạch. Các hạt sạch có thể được lấy từ phần hạt sạch trong phép thử độ sạch hoặc được lấy từ phần đại diện của mẫu gửi.
Không xử lý hạt giống trước khi đặt nảy mầm, trừ những trường hợp được xử lý để kích thích nảy mầm.
Hạt giống được bố trí thành các lần nhắc, được đặt nảy mầm dưới các điều kiện thuận lợi về độ ẩm và theo phương pháp cụ thể quy định tại Bảng F.2 .
Sau thời gian ủ mầm quy định, các lần nhắc sẽ được kiểm tra và đếm số lượng cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường và các hạt không nảy mầm.
- Thiết bị đếm hạt: bàn đếm hạt, máy đếm hạt chân không.
- Thiết bị đặt nảy mầm: tủ ấm, tủ nảy mầm, phòng nảy mầm.
- Các dụng cụ khác: dao gạt, panh gắp, khay, hộp petri...
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực với môi trường nảy mầm là cát cần đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực với môi trường nảy mầm là cát cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm như sau:
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm
...
8.3 Môi trường nảy mầm
8.3.1 Yêu cầu đối với các vật liệu
...
8.3.1.2 Môi trường cát
Cát phải tương đối đồng đều, có dạng tròn và không quá nhỏ hoặc quá lớn. Tốt nhất là khoảng 90 % lượng cát lọt qua sàng có cỡ lỗ 0,8 mm và số còn lại ở trên sàng có cỡ lỗ 0,05 mm; không lẫn các hạt giống; có khả năng giữ đủ nước và không khí cho đến khi kết thúc thử nghiệm; sạch nấm, vi khuẩn và các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống và sự phát triển của cây mầm, pH từ 6,0 đến 7,5 . Cát sau khi dùng có thể rửa sạch, sấy khô và khử trùng để dùng lại.
...
Như vậy, cát phải tương đối đồng đều, có dạng tròn và không quá nhỏ hoặc quá lớn.
Tốt nhất là khoảng 90% lượng cát lọt qua sàng có cỡ lỗ 0,8mm và số còn lại ở trên sàng có cỡ lỗ 0,05mm; không lẫn các hạt giống; có khả năng giữ đủ nước và không khí cho đến khi kết thúc thử nghiệm; sạch nấm, vi khuẩn và các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống và sự phát triển của cây mầm, pH từ 6,0 đến 7,5.
Cát sau khi dùng có thể rửa sạch, sấy khô và khử trùng để dùng lại.
Độ ẩm và không khí cần đáp ứng yêu cầu gì đối với phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực?
Căn cứ theo tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm như sau:
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm
...
8.3 Môi trường nảy mầm
...
8.3.2 Yêu cầu đối với môi trường
8.3.2.1 Độ ẩm và không khí
Môi trường luôn luôn phải giữ độ ẩm để đáp ứng nhu cầu về nước cho hạt nảy mầm. Tuy nhiên, lượng ẩm không nên quá mức cần thiết làm hạn chế sự thông khí. Lượng nước ban đầu cần để giữ ẩm phụ thuộc vào loại vật liệu dùng đặt nảy mầm, kích thước của hạt giống và yêu cầu về nước của loài cây trồng. Cần tránh phải cho thêm nước về sau vì sẽ làm tăng sự khác nhau giữa các lần nhắc, nhưng phải chú ý để môi trường không bị khô và đủ nước liên tục trong suốt thời gian thử nghiệm.
Khi dùng phương pháp đặt nảy mầm giữa giấy hoặc trong cát phải chú ý không nén chặt cát, không cuộn giấy hoặc buộc chặt quá để đảm bảo đủ không khí cho hạt nảy mầm.
...
Theo đó, môi trường luôn luôn phải giữ độ ẩm để đáp ứng nhu cầu về nước cho hạt nảy mầm. Tuy nhiên, lượng ẩm không nên quá mức cần thiết làm hạn chế sự thông khí.
Lượng nước ban đầu cần để giữ ẩm phụ thuộc vào loại vật liệu dùng đặt nảy mầm, kích thước của hạt giống và yêu cầu về nước của loài cây trồng.
Cần tránh phải cho thêm nước về sau vì sẽ làm tăng sự khác nhau giữa các lần nhắc, nhưng phải chú ý để môi trường không bị khô và đủ nước liên tục trong suốt thời gian thử nghiệm.
Khi dùng phương pháp đặt nảy mầm giữa giấy hoặc trong cát phải chú ý không nén chặt cát, không cuộn giấy hoặc buộc chặt quá để đảm bảo đủ không khí cho hạt nảy mầm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.