Phương pháp nuôi cấy được tiến hành theo trình tự như thế nào để có thể chẩn đoán được bệnh roi trùng ở bò?

Cho tôi hỏi nếu tôi muốn chẩn đoán bệnh roi trùng bằng phương pháp nuôi cấy thì cần chuẩn bị các loại thuốc thử, vật liệu thử và thiết bị dụng cụ nào? Các bước của phương pháp nuôi cấy được tiến hành thực hiện ra sao để có thể chẩn đoán được bệnh roi trùng ở bò? Câu hỏi của anh Phương từ Quảng Ninh.

Để thực hiện phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò cần sử dụng thuốc thử, vật liệu thử và thiết bị, dụng cụ nào?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về về thuốc thử và vật liệu thử như sau:

Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết để phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có nuclease, trừ các trường hợp có quy định khác.
...
3.3 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp nuôi cấy phát hiện kháng nguyên Tritrichomonas foetus trong môi trường Modified Diamonds Medium, Kít thương mại Inpouch TMTF
Hiện nay có thể tham khảo các kít nuôi cấy thương mại có sẵn trên thị trường dùng để nuôi cấy phát hiện Tritrichomonas foetus, tuy nhiên rất tốn kém. Khi sử dụng kít này cần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về thiết bị và dụng cụ dùng trong phương pháp nuôi cấy như sau:

Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
4.1 Thiết bị, dụng cụ dùng chung
4.1.1 Tủ lạnh âm sâu, có thể duy trì nhiệt độ từ âm 20 °C đến âm 80 °C.
4.1.2 Tủ lạnh, có thể duy trì nhiệt độ 2 °C đến 8 °C.
...
4.4 Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp nuôi cấy phát hiện Tritrichomonas foetus trong môi trường Modified Diamond’s medium, kít thương mại Inpouch TM TF
4.4.1 Tủ ấm, có thể duy trì nhiệt độ ở 37 °C.
4.4.2 Mấy hấp.
4.4.3 Buồng cấy.

Như vậy, để thực hiện phương pháp nuôi cấy chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò thì cần sử dụng một số thuốc thử, vật liệu thử và thiết bị, dụng cụ theo tiêu chuẩn nêu trên.

Phương pháp nuôi cấy được tiến hành theo trình tự như thế nào để có thể chẩn đoán được bệnh roi trùng ở bò?

Phương pháp nuôi cấy được tiến hành theo trình tự như thế nào để có thể chẩn đoán được bệnh roi trùng ở bò? (Hình từ Internet)

Mẫu bệnh phẩm dùng cho phương pháp nuôi cấy cần được xử lý như thế nào trước khi tiến hành thí nghiệm?

Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về việc xử lý mẫu bệnh phẩm dùng cho phương pháp nuôi cấy như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
6.3 Phương pháp nuôi cấy phát hiện Tritrichomonas foetus
6.3.1 Lấy mẫu
Xem 6.1.1
6.3.2 Bảo quản mẫu
Xem 6.1.2
6.3.3 Chuẩn bị mẫu
Mẫu kiểm tra là mẫu dịch âm đạo, tử cung bò cái, hoặc niêm mạc dương vật bò đực.
Đối với mẫu thu thập bằng cách rửa âm đạo cần xử lý mẫu bằng phương pháp ly tâm. Phần lắng cặn được cấy vào môi trường.
Mẫu bệnh phẩm sau khi thu thập cần đưa ngay vào môi trường nuôi cấy, ở 30 °C - 37 °C, trong 48 h - 72 h hoặc lâu hơn tùy thuộc vào môi trường nuôi cấy.
...

Theo đó, mẫu bệnh phẩm dùng cho phương pháp nuôi cấy trong việc chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò là mẫu dịch âm đạo, tử cung bò cái, hoặc niêm mạc dương vật bò đực.

Đối với mẫu thu thập bằng cách rửa âm đạo cần xử lý mẫu bằng phương pháp ly tâm. Phần lắng cặn được cấy vào môi trường.

Mẫu bệnh phẩm sau khi thu thập cần đưa ngay vào môi trường nuôi cấy, ở 30 °C - 37 °C, trong 48 h - 72 h hoặc lâu hơn tùy thuộc vào môi trường nuôi cấy.

Phương pháp nuôi cấy được tiến hành theo trình tự như thế nào để có thể chẩn đoán được bệnh roi trùng ở bò?

Theo tiết 6.3.4 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định thì phương pháp nuôi cấy được tiến hành như sau:

Trước tiên cần chuẩn bị dụng cụ nuôi cấy là đũa thủy tinh rửa bằng nước cất, không dùng các hóa chất tẩy rửa và môi trường để nuôi cấy như sau:

thành phần môi trường

Môi trường trên được hấp chín trong 10 min ở 121 °C, để nguội đến 49 °C, sau đó thêm 10 ml huyết thanh bò vô hoạt (vô hoạt ở 56 °C, trong 30 min), 100 000 đơn vị Penicilin C tinh thể và 0,1 g Streptocmycin sulphat vô trùng được thêm vào.

Môi trường được chia vào lọ kín (16 mm x 125 mm) vô trùng, mỗi lọ 10 ml và để ở tủ lạnh 4 °C tới khi sử dụng.

Các môi trường nên được nuôi cấy ở 37 °C trong khoảng 7 ngày, các mẫu môi trường nên được kiểm tra ở nhiều thời điểm hàng ngày. Khi pha môi trường, chia môi trường cần hạn chế tối đa sự tạp nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài.

Sau đó sử dụng kít thương mại InPouch TM TF để tiến hành nuôi cấy, các bước thực hiện cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sử dụng kính hiển vi quang học độ phóng đại 40 lần hoặc 100 lần quan sát thấy hình thái Tritrichomonas foetus.

Ký sinh trùng dài từ 8 µm đến 18 µm và rộng từ 4 µm đến 9 µm, hình quả lê, có nhân lớn, có 3 roi phía trước và roi thứ 4 cong uốn khúc về phía sau, nối với thân bằng màng rung động, sau màng này là phần roi tự do, dọc thân có trụ giữa hình đũa.

CHÚ Ý: Có thể dùng kính hiển vi soi trực tiếp đối với kít thương mại InPouch TM TF

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

722 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào