Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được dựa trên công thức nào?
- Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được dựa trên công thức nào?
- Đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như thế nào?
- Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ nào?
Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được dựa trên công thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 82 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 82 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
1. Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông:
Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông phụ thuộc vào chất ô nhiễm cần quan tâm, lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm đi qua đoạn sông, mục đích sử dụng nguồn nước. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được dựa trên công thức tổng quát liên hệ giữa các nguồn thải điểm, nguồn thải diện, nguồn thải tự nhiên, lưu lượng chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông và tải trọng chất ô nhiễm tại 2 mặt cắt của đoạn sông tại ngày bất kỳ trong năm như sau:
Dp + Ldiff + LB - NP = Ly - Ly0
Trong đó:
a) Dp: tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn điểm xả vào đoạn sông (kg/ngày);
b) Ldiff: tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn diện xả vào đoạn sông (kg/ngày);
c) LB: tải lượng nền tự nhiên của chất ô nhiễm đi vào đoạn sông (kg/ngày);
d) NP: tải lượng của chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông (kg/ngày);
đ) Ly, Ly0: tải lượng chất ô nhiễm tại các mặt cắt tương ứng ở hạ lưu và thượng lưu của đoạn sông (kg/ngày).
...
Theo đó, phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông được dựa trên công thức sau:
Dp + Ldiff + LB - NP = Ly - Ly0
Trong đó:
- Dp: tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn điểm xả vào đoạn sông (kg/ngày);
- Ldiff: tổng tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn diện xả vào đoạn sông (kg/ngày);
- LB: tải lượng nền tự nhiên của chất ô nhiễm đi vào đoạn sông (kg/ngày);
- NP: tải lượng của chất ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông (kg/ngày);
- Ly, Ly0: tải lượng chất ô nhiễm tại các mặt cắt tương ứng ở hạ lưu và thượng lưu của đoạn sông (kg/ngày).
Khả năng tiếp nhận nước thải (Hình từ Internet)
Đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
...
2. Đoạn sông được xác định như sau:
a) Một (01) đoạn sông được xác định bởi hai (02) mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này.
Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;
b) Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn;
c) Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn.
Theo đó, đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như sau:
- 1 đoạn sông được xác định bởi 2 mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này.
Đối với trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;
- Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn;
- Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn.
Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
1. Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:
a) Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;
b) Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;
c) Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;
d) Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước;
đ) Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh.
...
Như vậy, việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:
- Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;
- Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;
- Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;
- Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước;
- Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.