Phòng ngừa mua bán người bằng hình thức lồng ghép nội dung vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội là như thế nào?
Phòng ngừa mua bán người bằng hình thức lồng ghép nội dung vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội là như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, phòng ngừa mua bán người bằng hình thức lồng ghép nội dung vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội được quy định như sau:
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào chương trình
+ Phòng, chống tội phạm.
+ Phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Đào tạo nghề.
+ Giải quyết việc làm, giảm nghèo.
+ Bình đẳng giới.
+ Bảo vệ trẻ em.
+ Chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
Phòng ngừa mua bán người (Hình từ Internet)
Cá nhân có trách nhiệm tham gia phòng ngừa mua bán người ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người.
2. Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Theo đó, có thể thấy rằng cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người bằng việc sau:
+ Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người.
+ Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
Gia đình phòng ngừa mua bán người bằng phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.
2. Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.
3. Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.
4. Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Theo đó, quy định trên nói rằng gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người bằng cách:
+ Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.
+ Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.
+ Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.
+ Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.