Phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay là như thế nào? Có được phẫu thuật khi người bệnh đang bị đa chấn thương nặng không?

Cho hỏi phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay là như thế nào? Có được phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay khi người bệnh đang bị đa chấn thương nặng không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Trường đến từ Đồng Nai.

Phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay là như thế nào?

Phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.

Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG CỦA ĐỐT BÀN VÀ NGÓN TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
Gãy đốt bàn và ngón tay là loại gãy phổ biến trong các gãy xương của chi trên. Tổn thương dây chằng của đốt bàn và ngón tay thường do cơ chế gián tiếp. Tổn thương này có thể kèm theo mảnh xương dưới dạng nhổ, giật. Do yêu cầu hoạt động chức năng tinh tế và vận động sớm của bàn tay, ngày nay phẫu thuật KHX bàn ngón tay thường được chỉ định để đạt được giải phẫu tốt nhất
Phẫu thuật KHX chỏm đốt bàn và ngón tay bằng nẹp vít mini hoặc kim Kirschner Biến chứng hàng đầu có thể gặp: hạn chế vận động khớp bàn ngón, liên đốt ngón
...

Theo đó, gãy đốt bàn và ngón tay là loại gãy phổ biến trong các gãy xương của chi trên.

Tổn thương dây chằng của đốt bàn và ngón tay thường do cơ chế gián tiếp. Tổn thương này có thể kèm theo mảnh xương dưới dạng nhổ, giật.

Do yêu cầu hoạt động chức năng tinh tế và vận động sớm của bàn tay, ngày nay phẫu thuật kết hợp xương bàn ngón tay thường được chỉ định để đạt được giải phẫu tốt nhất

Phẫu thuật kết hợp xương chỏm đốt bàn và ngón tay bằng nẹp vít mini hoặc kim Kirschner Biến chứng hàng đầu có thể gặp: hạn chế vận động khớp bàn ngón, liên đốt ngón.

Như vậy, có thể thấy rằng phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay là loại gãy phổ biến trong các gãy xương của chi trên.

Phẫu thuật

Phẫu thuật tổn thương dây chằng của đốt bàn và ngón tay (Hình từ Internet)

Phẫu thuật tổn thương dây chằng của đốt bàn và ngón tay có được thực hiện khi người bệnh bị đa chấn thương nặng không?

Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG CỦA ĐỐT BÀN VÀ NGÓN TAY
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đang có tình trạng nhiễm khuẩn
- Toàn trạng nặng vì đa chấn thương
...

Như vậy, người bệnh đang bị đa chấn thương nặng thuộc trường hợp chống chỉ định thực hiện phẫu thuật này.

Phẫu thuật tổn thương dây chằng của đốt bàn và ngón tay thì các bước tiến hành như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG CỦA ĐỐT BÀN VÀ NGÓN TAY
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh
Nằm ngửa, tay đặt ngang ra bàn mổ, garo hơi dồn máu
2. Vô cảm
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
3. Kỹ thuật
- Đường mổ: Rạch da khoảng 3 - 5 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đường mổ sau hoặc đường bên
- Phẫu tích tách qua gân duỗi
- Bộc lộ diện khớp đốt bàn và ngón tay tổn thương
- Bộc lộ làm sạch diện dây chằng tổn thương
- Đặt lại mảnh xương cùng dây chằng, bắt vít mini hoặc cố định kim Kirschner
- Có thể nắn chỉnh xuyên kim qua da
- Khâu tăng cường dây chằng tổn thương
- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ
- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu
- Băng vô khuẩn
- Nẹp bột tư thế nghỉ và treo tay 2 tuần
Chú ý:
- Sau kết hợp xương cần kiểm tra vận động của khớp bàn ngón, liên đốt ngón
- Kiểm tra lại hệ thống dây chằng khớp
...

Theo đó, phẫu thuật tổn thương dây chằng đốt bàn và ngón tay phải trải qua các bước như:

Bước 1 về tư thế người bệnh

Nằm ngửa, tay đặt ngang ra bàn mổ, garo hơi dồn máu

Bước 2 về phương pháp vô cảm

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

Bước 3 về các bước kỹ thuật

- Đường mổ: Rạch da khoảng 3 - 5 cm (theo thương tổn phức tạp của xương) đường mổ sau hoặc đường bên

- Phẫu tích tách qua gân duỗi

- Bộc lộ diện khớp đốt bàn và ngón tay tổn thương

- Bộc lộ làm sạch diện dây chằng tổn thương

- Đặt lại mảnh xương cùng dây chằng, bắt vít mini hoặc cố định kim Kirschner

- Có thể nắn chỉnh xuyên kim qua da

- Khâu tăng cường dây chằng tổn thương

- Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ

- Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu

- Băng vô khuẩn

- Nẹp bột tư thế nghỉ và treo tay 2 tuần

Chú ý:

- Sau kết hợp xương cần kiểm tra vận động của khớp bàn ngón, liên đốt ngón

- Kiểm tra lại hệ thống dây chằng khớp

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,462 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào