Phẫu thuật cắt bỏ túi lệ được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào? Kỹ thuật khi phẫu thuật cắt bỏ túi lệ được quy định như thế nào?
Phẫu thuật cắt bỏ túi lệ được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt bỏ túi lệ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TÚI LỆ
I. ĐẠI CƯƠNG
Cắt bỏ túi lệ là phẫu thuật lấy đi toàn bộ túi lệ nhằm loại trừ các tổn thương tại túi lệ như viêm hoặc khối u túi lệ.
II. CHỈ ĐỊNH
- Viêm túi lệ mà điều trị bằng phẫu thuật nối thông túi lệ mũi không có kết quả.
- U túi lệ.
- Viêm túi lệ nhưng không có điều kiện phẫu thuật nối thông.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh cấp tính tại mắt.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Cắt bỏ túi lệ là phẫu thuật lấy đi toàn bộ túi lệ nhằm loại trừ các tổn thương tại túi lệ như viêm hoặc khối u túi lệ.
Phẫu thuật cắt bỏ túi lệ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Viêm túi lệ mà điều trị bằng phẫu thuật nối thông túi lệ mũi không có kết quả.
- U túi lệ.
- Viêm túi lệ nhưng không có điều kiện phẫu thuật nối thông.
Chống chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi lệ trong trường hợp:
- Bệnh cấp tính tại mắt.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Kỹ thuật khi phẫu thuật cắt bỏ túi lệ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Kỹ thuật khi phẫu thuật cắt bỏ túi lệ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt bỏ túi lệ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TÚI LỆ
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
3.2. Kỹ thuật
- Rạch da: đường rạch cách góc trong 5mm, dài 10 - 15mm. Đường rạch đi hơi cong ra phía ngoài, theo hướng bờ cong của hốc mắt: 1/3 trên của đường rạch ở phía trên góc trong mắt, 2/3 dưới ở phía dưới góc trong mắt (vị trí dây chằng mi trong chia đường rạch làm 1/3 trên và 2/3 dưới).
- Tách tổ chức dưới da, cơ quanh hốc mắt để bộc lộ dây chằng mi trong. Cắt dây chằng mi trong sát chỗ bám với mào lệ trước.
- Bộc lộ túi lệ:
+ Bộc lộ thành trước: tách dây chằng mi trong khỏi thành trước túi lệ, bộc lộ hoàn toàn thành này.
+ Bộc lộ thành ngoài: tách thành ngoài túi lệ khỏi thành trong của hốc mắt.
+ Tách thành trong túi lệ khỏi máng lệ.
+ Bộc lộ đỉnh túi lệ: tách túi lệ về phía trên, cắt dây chằng đỉnh túi lệ.
+ Bộc lộ hoàn toàn túi lệ khỏi máng lệ.
- Cắt túi lệ: cắt túi lệ ở phần cổ túi lệ, nơi tiếp giáp với ống lệ mũi. Cắt sát về phía ống lệ mũi để không cắt sót túi lệ. Kiểm tra xem túi lệ được cắt ra có toàn vẹn hay không. Nếu túi lệ bị khuyết phần nào thì phải bộc lộ và tìm để cắt hết phần túi lệ còn sót.
- Đốt cầm máu: đốt phần đầu trên của ống lệ mũi và lệ quản chung.
- Khâu phục hồi dây chằng mi trong, phần mềm bằng chỉ tự tiêu 5-0. Khâu vết rạch da bằng chỉ không tiêu.
- Băng.
Theo quy định trên, phẫu thuật cắt bỏ túi lệ được tiến hành như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ túi lệ
- Vô cảm: Tiến hành gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
- Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ túi lệ như sau:
+ Rạch da: đường rạch cách góc trong 5mm, dài 10 - 15mm. Đường rạch đi hơi cong ra phía ngoài, theo hướng bờ cong của hốc mắt: 1/3 trên của đường rạch ở phía trên góc trong mắt, 2/3 dưới ở phía dưới góc trong mắt (vị trí dây chằng mi trong chia đường rạch làm 1/3 trên và 2/3 dưới).
+ Tách tổ chức dưới da, cơ quanh hốc mắt để bộc lộ dây chằng mi trong. Cắt dây chằng mi trong sát chỗ bám với mào lệ trước.
+ Bộc lộ túi lệ:
++ Bộc lộ thành trước: tách dây chằng mi trong khỏi thành trước túi lệ, bộc lộ hoàn toàn thành này.
++ Bộc lộ thành ngoài: tách thành ngoài túi lệ khỏi thành trong của hốc mắt.
++ Tách thành trong túi lệ khỏi máng lệ.
++ Bộc lộ đỉnh túi lệ: tách túi lệ về phía trên, cắt dây chằng đỉnh túi lệ.
++ Bộc lộ hoàn toàn túi lệ khỏi máng lệ.
+ Cắt túi lệ: cắt túi lệ ở phần cổ túi lệ, nơi tiếp giáp với ống lệ mũi. Cắt sát về phía ống lệ mũi để không cắt sót túi lệ. Kiểm tra xem túi lệ được cắt ra có toàn vẹn hay không. Nếu túi lệ bị khuyết phần nào thì phải bộc lộ và tìm để cắt hết phần túi lệ còn sót.
+ Đốt cầm máu: đốt phần đầu trên của ống lệ mũi và lệ quản chung.
+ Khâu phục hồi dây chằng mi trong, phần mềm bằng chỉ tự tiêu 5-0. Khâu vết rạch da bằng chỉ không tiêu.
+ Băng.
Trong phẫu thuật cắt bỏ túi lệ có thể có những biến chứng gì và xử trí như thế nào?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt bỏ túi lệ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TÚI LỆ
...
VII. XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
1. Trong phẫu thuật
- Chảy máu: do cắt vào mạch góc ở thì rạch da. Có thể cầm máu bằng đốt điện hoặc khâu cầm máu.
- Thủng thành trong hốc mắt: do cắt phải thành trong hốc mắt khi bộc lộ thành ngoài túi lệ. Có thể thấy mỡ hốc mắt phòi qua lỗ thủng ở thành trong hốc mắt. Biến chứng này làm cho việc cắt túi lệ khó khăn hơn vì mỡ che lấp phẫu trường. Chỉ cần cắt hết túi lệ mà không cần can thiệp gì vào lỗ thủng.
2. Sau phẫu thuật
Rò vết phẫu thuật hoặc viêm túi lệ tái phát: do khi cắt sót mảnh túi. Khi có rò vết phẫu thuật hoặc viêm túi lệ tái phát, cần phẫu thuật lại để cắt hết phần túi lệ còn sót.
Như vậy, trong phẫu thuật cắt bỏ túi lệ có thể có biến chứng sau:
- Chảy máu: do cắt vào mạch góc ở thì rạch da. Có thể cầm máu bằng đốt điện hoặc khâu cầm máu.
- Thủng thành trong hốc mắt: do cắt phải thành trong hốc mắt khi bộc lộ thành ngoài túi lệ. Có thể thấy mỡ hốc mắt phòi qua lỗ thủng ở thành trong hốc mắt. Biến chứng này làm cho việc cắt túi lệ khó khăn hơn vì mỡ che lấp phẫu trường. Chỉ cần cắt hết túi lệ mà không cần can thiệp gì vào lỗ thủng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.