Phanh cần trục của cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay được thiết kế như thế nào để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật?
Phanh cần trục khi dừng khẩn cấp phải là loại phanh như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với Phanh cần trục như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
2.4. Yêu cầu đối với phanh
Phanh phải hãm được bất kỳ chuyển động của cần trục.
Phanh dừng khẩn cấp phải là loại phanh dừng tự động trong trường hợp hỏng nguồn động lực. Phanh dừng khẩn cấp phải đảm bảo giá trị gia tốc, phanh tương thích với các thông số thiết kế cho chế độ đầy tải.
Như vậy, phanh của cần trục phải hãm được bất kỳ chuyển động của cần trục.
Phanh của cần trục dừng khẩn cấp phải là loại phanh dừng tự động trong trường hợp hỏng nguồn động lực. Phanh dừng khẩn cấp phải đảm bảo giá trị gia tốc, phanh tương thích với các thông số thiết kế cho chế độ đầy tải.
Phanh cần trục (Hình từ Internet)
Phanh cần trục của cơ cấu nâng được thiết kế như thế nào để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật?
Căn cứ theo tiết 2.4.1 tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với Phanh cần trục như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
2.4. Yêu cầu đối với phanh
...
2.4.1. Phanh của cơ cấu nâng
Hệ thống phanh phải được thiết kế để giữ được tải bằng 1,6 lần tải nâng. Khi thử tải động phanh phải giữ được tải mà không mất hiệu quả phanh và không bị quá nhiệt cho phép
Khi cần hạ khẩn cấp, phanh của cơ cấu nâng phải có khả năng nhả phanh bằng tay sao cho việc kiểm soát tải trọng được duy trì trong suốt quá trình hạ tải. Việc hạ tải khẩn cấp phải được tiến hành dễ dàng theo hướng dẫn sử dụng đã tính đến khả năng thoát nhiệt của phanh.
Phanh của cơ cấu nâng phải có mô men phanh danh nghĩa ít nhất lớn gấp 1,5 lần mô men do tải trọng gây ra trên trục đặt phanh.
Cần trục dùng để vận chuyển kim loại nóng chảy hoặc vật liệu nguy hiểm tương đương phải được trang bị phòng ngừa sự rơi tải do một bộ phận nào đó trong hệ thống truyền lực của cơ cấu bị hỏng. Yêu cầu này được đáp ứng bởi một trong các phương án sau:
- Sử dụng hệ thống dự phòng;
- Phanh dừng khẩn cấp trên tang cuốn cáp có sự liên động với truyền động cáp dự trữ;
- Khi nâng tổng tải trọng trên 16 tấn thì cần trục phải được thiết kế ít nhất với nhóm chế độ làm việc lớn hơn hai cấp so với chế độ làm việc yêu cầu trong điều kiện làm việc bình thường, và lấy M5 làm nhóm chế độ làm việc nhỏ nhất (Chế độ làm việc được xác định theo mục 4.3 TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986) cần trục - phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Yêu cầu chung).
Theo đó, hệ thống phanh cần trục phải được thiết kế để giữ được tải bằng 1,6 lần tải nâng. Khi thử tải động phanh phải giữ được tải mà không mất hiệu quả phanh và không bị quá nhiệt cho phép.
Khi cần hạ khẩn cấp, phanh của cơ cấu nâng phải có khả năng nhả phanh bằng tay sao cho việc kiểm soát tải trọng được duy trì trong suốt quá trình hạ tải. Việc hạ tải khẩn cấp phải được tiến hành dễ dàng theo hướng dẫn sử dụng đã tính đến khả năng thoát nhiệt của phanh.
Phanh của cơ cấu nâng phải có mô men phanh danh nghĩa ít nhất lớn gấp 1,5 lần mô men do tải trọng gây ra trên trục đặt phanh.
Cần trục dùng để vận chuyển kim loại nóng chảy hoặc vật liệu nguy hiểm tương đương phải được trang bị phòng ngừa sự rơi tải do một bộ phận nào đó trong hệ thống truyền lực của cơ cấu bị hỏng. Yêu cầu này được đáp ứng bởi một trong các phương án sau:
- Sử dụng hệ thống dự phòng;
- Phanh dừng khẩn cấp trên tang cuốn cáp có sự liên động với truyền động cáp dự trữ;
- Khi nâng tổng tải trọng trên 16 tấn thì cần trục phải được thiết kế ít nhất với nhóm chế độ làm việc lớn hơn hai cấp so với chế độ làm việc yêu cầu trong điều kiện làm việc bình thường, và lấy M5 làm nhóm chế độ làm việc nhỏ nhất (Chế độ làm việc được xác định theo mục 4.3 TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986) cần trục - phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Yêu cầu chung).
Phanh cần trục của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.4.2 tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định về kỹ thuật, yêu cầu đối với Phanh cần trục như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
2.4. Yêu cầu đối với phanh
...
2.4.2. Phanh của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay
Phanh của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay phải có khả năng hãm chuyển động của cần trục trong điều kiện tải trọng bất lợi nhất.
Theo quy định trên, phanh cần trục của cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay phải có khả năng hãm chuyển động của cần trục trong điều kiện tải trọng bất lợi nhất.
Lưu ý: Quy chuẩn này không áp dụng đối với các cần trục vận hành bằng tay, cần trục lắp trên tàu thủy chở hàng, cần trục tháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.