Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một cơ quan lãnh sự đặt ở một nước nào đó thực hiện chức năng lãnh sự ở một nước khác không?
Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một cơ quan lãnh sự đặt ở một nước nào đó thực hiện chức năng lãnh sự ở một nước khác không?
Căn cứ theo Điều 7 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Thực hiện chức năng lãnh sự ở một nước thứ ba
Sau khi thông báo cho các nước hữu quan, Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một cơ quan lãnh sự đặt ở một nước nào đó thực hiện chức năng lãnh sự ở một nước khác, trừ khi có sự phản đối rõ ràng của một trong những nước liên quan.
Như vậy, nước cử có thể uỷ nhiệm cho một cơ quan lãnh sự đặt ở một nước nào đó thực hiện chức năng lãnh sự ở một nước khác sau khi thông báo cho các nước hữu quan, trừ khi có sự phản đối rõ ràng của một trong những nước liên quan.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Cơ quan lãnh sự hoạt động với tư cách là công chứng viên với điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản f Điều 5 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Chức năng lãnh sự
Các chức năng lãnh sự gồm có:
a) Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;
b) Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;
c) Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;
d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;
e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;
f) Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
g) Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
h) Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;
i) Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;
...
Theo đó, cơ quan lãnh sự hoạt động với tư cách là công chứng viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận.
Người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thể chia làm mấy hạng? Đó là những hạng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Xếp hạng người đứng đầu cơ quan lãnh sự
1. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thể chia ra làm bốn hạng là:
a) Tổng Lãnh sự;
b) Lãnh sự;
c) Phó Lãnh sự;
d) Đại lý lãnh sự.
2. Khoản 1 của Điều này không hạn chế quyền của một Bên ký kết Công ước này được bổ nhiệm những viên chức lãnh sự khác ngoài người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan lãnh sự có thể chia làm 04 hạng gồm:
- Tổng Lãnh sự;
- Lãnh sự;
- Phó Lãnh sự;
- Đại lý lãnh sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.