Nội dung báo cáo thống kê về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm nội dung nào?
Nội dung báo cáo thống kê về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm nội dung nào?
Tại Điều 7 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp Giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành như sau:
Báo cáo thống kê số liệu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và Giấy báo tử
1. Nội dung báo cáo thống kê về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: số lượng Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện lập Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong. Các thông tin có trong Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong sẽ được báo cáo đồng thời cùng với báo cáo thống kê về cấp Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Việc báo cáo thống kê số liệu cấp Giấy báo tử được quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành y tế và Thông tư số 37/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành y tế.
Theo đó, nội dung báo cáo thống kê về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: số lượng Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện lập Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong.
Các thông tin có trong Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong sẽ được báo cáo đồng thời cùng với báo cáo thống kê về cấp Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Nguyên nhân tử vong (Hình từ Internet)
Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp Giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành như sau:
Quy định về Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
1. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong chi sử dụng cho cơ quan y tế với mục đích thống kê, xây dựng kế hoạch, chính sách, nghiên cứu, phân tích cấu trúc dân cư, đánh giá công tác chăm sóc và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2. Khi xác định tình trạng người bệnh đã tử vong bằng chết sinh học: ngừng thở, ngừng tim, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh tử vong có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo màu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không cấp cho người thân thích của người tử vong mà được lưu cùng Bản kiểm thảo tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; làm cơ sở báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong được quy định như sau:
- Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong chi sử dụng cho cơ quan y tế với mục đích thống kê, xây dựng kế hoạch, chính sách, nghiên cứu, phân tích cấu trúc dân cư, đánh giá công tác chăm sóc và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Khi xác định tình trạng người bệnh đã tử vong bằng chết sinh học: ngừng thở, ngừng tim, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh tử vong có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo màu Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không cấp cho người thân thích của người tử vong mà được lưu cùng Bản kiểm thảo tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; làm cơ sở báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như thế nào?
Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
- Trường hợp có giấy tờ tùy thân và liên hệ được với thân nhân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của người đó để tiếp nhận thi thể;
- Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không thể liên hệ với thân nhân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận thi thể.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm tiếp nhận thi thể và tổ chức mai táng trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:
Giải quyết đối với người bệnh tử vong
...
2. Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:
a) Đối với người có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của hộ để tổ chức mai táng;
b) Đối với người không có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.
Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo quản thi thể, chụp ảnh và thông báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở.
Trường hợp không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn để các cơ quan này tổ chức mai táng.
Theo đó, đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.