Những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập được xác định là vùng nào? Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện?

Những vùng bị ngập lụt khi xả lũ trong tình huống khẩn cấp, vỡ đập được xác định là vùng nào? Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện? Bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của những vùng bị ngập lụt khi xả lũ trong tình huống khẩn cấp, vỡ đập được quy định như thế nào?

Những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập xác định là vùng nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước là tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
9. Vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.
10. Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an toàn cho đập.
11. Kiểm định an toàn đập là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, đánh giá an toàn của đập, hồ chứa nước và các công trình có liên quan đến hồ chứa nước thông qua đo đạc, quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
...

Như vậy, theo quy định thì những vùng bị ngập lụt khi xả lũ hay vỡ đập được xác định là vùng hạ du đập.

Những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập được xác định là vùng nào? Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện?

Những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập được xác định là vùng nào? Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện? (Hình từ Internet)

Bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập như sau:

- Bản đồ ngập lụt là bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập.

- Căn cứ xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập:

+ Đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn, bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;

+ Đối với hồ chứa nước vừa và nhỏ, bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được xây dựng trên cơ sở điều tra thực địa.

- Trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập:

+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của một đập, chủ sở hữu đập xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập;

+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của nhiều đập trên địa bàn một tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có liên quan xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;

+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của nhiều đập trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa có liên quan xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

- Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập phải được xây dựng, phê duyệt chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
3. Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước, tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi.
4. Đập, hồ chứa thủy lợi là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ.
5. Đập, hồ chứa thủy điện là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là phát điện.
...

Theo đó, đập thủy điện là đập được xây dựng với mục đích chính là phát điện.

Và các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện được quy định tại Điều 4 Nghị định 114/2018/NĐ-CP gồm:

- Bảo đảm an toàn đập thủy điện là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập thủy điện.

- Công tác quản lý an toàn đập thủy điện phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập thủy điện.

- Chủ sở hữu đập thủy điện chịu trách nhiệm về an toàn đập thủy điện do mình sở hữu.

- Tổ chức, cá nhân khai thác đập thủy điện có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào