Những dự án PPP nào thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án do Quốc hội giải quyết? Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do Quốc hội giải quyết thực hiện như thế nào?
Những dự án PPP nào thì thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án do Quốc Hội giải quyết?
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do Quốc hội giải quyết được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020, cụ thể:
"Điều 12. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
a) Sử dụng vốn đầu tư công tư 10.000 tỷ đồng trở lên;
b) Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
[...]”
Theo đó, các dự án đảm bảo được các tiêu chí sau thì việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án sẽ do Quốc hội quyết định:
- Sử dụng vốn đầu tư công tư 10.000 tỷ đồng trở lên;
- Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
- Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Dự án PPP
Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Quốc Hội được thực hiện như thế nào?
Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Quốc Hội được thực hiện theo Điều 17 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Hồ sơ trình thẩm định:
+ Hồ sơ trình thẩm định của cơ quan có thẩm quyền gồm các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
+ Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm các tài liệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
- Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
- Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
+ Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
+ Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
- Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP gồm những gì?
Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án được quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể gồm:
- Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.
- Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.
- Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Sự phù hợp với căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Đánh giá về mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác.
- Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
- Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư.
- Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư.
- Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án.
- Đánh giá về phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án; tác động của dự án đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư.
- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP.
- Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
- Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước.
- Đánh giá về hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.