Những đối tượng nào được miễn phí phí chứng thực? Người có công với cách mạng khi đi chứng thực các giấy tờ ở xã thì có được miễn lệ phí không?
- Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực có cần phải niêm yết công khai phí chứng thực tại trụ sở của mình không?
- Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện chứng thực theo quy định mới nhất hiện nay?
- Người có công với cách mạng khi đi chứng thực, công chứng các giấy tờ ở xã thì có được miễn lệ phí không?
- Mức phí chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực có cần phải niêm yết công khai phí chứng thực tại trụ sở của mình không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực cụ thể như sau:
"Điều 10. Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức."
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải niêm yết công khai lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của mình.
Người có công với cách mạng có được miễn phí phí chứng thực không?
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện chứng thực theo quy định mới nhất hiện nay?
Theo Điều 9 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực như sau:
"Điều 9. Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực
1. Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện chứng thực.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực của mình.
3. Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
4. Từ chối chứng thực trong các trường hợp quy định tại các Điều 22, 25 và Điều 32 của Nghị định này.
5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.
6. Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
7. Hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực."
Người có công với cách mạng khi đi chứng thực, công chứng các giấy tờ ở xã thì có được miễn lệ phí không?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định về người nộp phí như sau:
"Điều 2. Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực theo quy định tại Điều 4 Thông tư này."
Đồng thời, tại Điều 5 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định về các đối tượng được miễn phí, theo đó:
"Điều 5. Các đối tượng được miễn phí
Cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì không phải nộp phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản."
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chỉ có cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP thì mới được miễn phí phí chứng thực, tuy nhiên các đối tượng này cũng chỉ được miễn phí phí chứng thực đối với việc chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản. Theo đó, người có công với cách mạng thì không thuộc đối tượng được miễn phí phí chứng thực anh nhé.
Mức phí chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định chi tiết về mức thu phí chứng thực như sau:
- Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
- Phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
- Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
+ Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
+ Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực: 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, phí chứng thực bản sao từ bản chính là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thì sẽ thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.