Nhóm 2 của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG được huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí trong bao lâu?
- Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với nhóm 2 cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG gồm những ai?
- Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG nhóm 2 những nội dung gì?
- Nhóm 2 của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG được huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí trong bao lâu?
Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với nhóm 2 cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định về đối tượng huấn luyện như sau:
Đối tượng huấn luyện
...
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Người chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn tại nơi làm việc.
...
Cơ sở kinh doanh khí bao gồm: thương nhân sản xuất, chế biến khí; thương nhân xuất, nhập khẩu khí; thương nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khẩu khí, bồn chứa khí, kho chứa LPG chai, phương tiện vận chuyển khí; trạm nạp, trạm cấp khí; cửa hàng bán lẻ LPG chai; thương nhân sản xuất, sửa chữa chai LPG; thương nhân sản xuất chai LPG mini theo khoản 16 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP.
LPG là viết tắt của Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas. Tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
Và Chai LPG là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng để chứa LPG và nạp lại được, còn gọi là chai tiêu chuẩn theo khoản 2 và khoản 10 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP.
Theo đó, nhóm 2 huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG gồm:
- Người chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn của cơ sở;
- Người trực tiếp giám sát về an toàn tại nơi làm việc.
Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG (Hình từ Internet)
Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG nhóm 2 những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG quy định tại Phụ lục III.
Tại Mục II Phụ lục III Nội dung về huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG Ban hành kèm theo Thông tư 53 /2018/TT-BCT quy định như sau:
Đối với nhóm 2
1. Giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ liên quan đến cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG.
2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, sửa chữa chai LPG.
3. Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.
4. Giới thiệu về cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG và các loại thiết bị trong cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG:
a) Giới thiệu cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG:
b) Các loại thiết bị trong cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG:
- Các thiết bị chế tạo
- Các thiết bị kiểm tra gồm:
+ Thiết bị đo chiều dày kim loại, siêu âm mối hàn, chụp Xray;
+ Thiết bị thử bền, thử kín;
+ Thiết bị thử nổ, kiểm tra độ giãn nở thể tích;
+ Thiết bị gia nhiệt khử ứng xuất;
+ Thiết bị làm sạch bề mặt;
+ Thiết bị sơn;
+ Cân khối lượng;
+ Thiết bị đóng dấu;
+ Thiết bị hút chân không...
5. Quy định về an toàn cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG
- Yêu cầu chung
- Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG
+ Yêu cầu về trang thiết bị;
+ Yêu cầu về nhân sự ;
+ Yêu cầu về quy trình chế tạo và quy trình kiểm tra.
- Yêu cầu về vật liệu chế tạo
- Yêu cầu về dung sai
- Yêu cầu về xử lý nhiệt
- Yêu cầu về thử nghiệm
- Kiểm tra loạt sản phẩm
- Yêu cầu ghi nhãn chai LPG
- Yêu cầu về kiểm định, chứng nhận hợp quy
6. Phân loại, kiểm tra đánh giá chai LPG
7. Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố, tai nạn; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
8. Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn.
...
Như vậy, việc huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG đối với nhóm 2 gồm những nội dung được quy định cụ thể trên.
Nhóm 2 của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG được huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí trong bao lâu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định về hình thức và thời gian huấn luyện như sau:
Hình thức và thời gian huấn luyện
1. Hình thức huấn luyện:
a) Huấn luyện lần đầu.
b) Huấn luyện định kỳ hàng năm.
c) Huấn luyện lại: Được thực hiện khi có thay đổi vị trí làm việc, thay đổi công nghệ, khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên, hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.
2. Thời gian huấn luyện lần đầu:
a) Nhóm 1: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
b) Nhóm 2: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
c) Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
3. Thời gian huấn luyện định kỳ: bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
4. Thời gian huấn luyện lại: Bằng thời gian huấn luyện lần đầu.
5. Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
Theo đó, thời gian huấn luyện lần đầu đối với nhóm 2 của cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Thời gian huấn luyện định kỳ bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu là tối thiểu 8 giờ. Và thời gian huấn luyện lại bằng thời gian huấn luyện lần đầu là tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.