Nhà thầu thi công không hoàn thành công việc theo đúng thiết kế xây dựng đã thỏa thuận thì bị xử lý như thế nào?
Nhà thầu thi công có trách nhiệm trong tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng không?
Căn cứ Điều 67 Luật Xây dựng 2014 quy định về quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng như sau:
- Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
- Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công trình.
Như vậy, nhà thầu thi công có trách nhiệm cùng chủ đầu tư lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.
Nhà thầu thi công không hoàn thành công việc theo đúng thiết kế xây dựng đã thỏa thuận thì bị xử lý như thế nào?
Nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 113 Luật Xây dựng 2014 quy định về nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng như sau:
- Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
- Lập và trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường (được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)
- Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;
- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;
- Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
- Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;
- Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
- Bảo hành công trình;
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Nhà thầu thi công không hoàn thành công việc theo đúng thiết kế xây dựng đã thỏa thuận thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 51 Luật Xây dựng 2014 quy định về yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng, cụ thể dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
- Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.
- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, thiết kế xây dựng là một trong những yêu cầu trong dự án đầu tư xây dựng, do đó, yêu cầu này sẽ được đề cập trong hợp đồng xây dựng.
Và như trên đã đề cập về nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu thi công không làm theo thiết kế thì đã bị xem là vi phạm hợp đồng, do đó, phải bồi thường thiệt hại gây ra.
Nếu trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận về khoản phạt vi phạm hợp đồng thì nhà thầu thi công (bên vi phạm) sẽ phải chịu khoản phạt đó. Bên cạnh đó, tùy vào tình hình thực tế mà chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu chịu những trách nhiệm khác như là tháo dỡ công trình xây sai, buộc xây lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.