Nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được giao cho cơ quan nào quản lý? Và cơ quan này có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 68/2017/TT-BQP giải thích như sau:
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ là cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp quỹ nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng, đơn vị trực thuộc quản lý.
Nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được giao cho cơ quan nào quản lý?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định như sau:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở công vụ
1. Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu quỹ nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên được Bộ Quốc phòng giao trực tiếp quản lý nhà ở công vụ thì được giao thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư này đối với nhà ở công vụ của cơ quan, đơn vị.
3. Bộ Quốc phòng giao Tổng cục Hậu cần (Cục Doanh trại) là cơ quan quản lý nhà ở công vụ trong toàn quân.
4. Cơ quan Hậu cần của các đơn vị được Bộ Quốc phòng giao trực tiếp quản lý nhà ở công vụ là cơ quan quản lý nhà ở công vụ của đơn vị.
Như vậy Bộ Quốc phòng giao Tổng cục Hậu cần (Cục Doanh trại) là cơ quan quản lý nhà ở công vụ trong toàn quân.
Nhà ở công vụ (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở công vụ
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ có quyền và trách nhiệm sau:
1. Tiếp nhận, rà soát, thống kê, phân loại nhà ở công vụ được giao quản lý.
2. Tập hợp, lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở và giao 01 bộ hồ sơ hoàn thành (đối với trường hợp đầu tư xây dựng mới) hoặc tổ chức lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ đo vẽ lại (đối với nhà ở công vụ đang sử dụng mà không có hồ sơ) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.
3. Phối hợp với cơ quan quản lý cán bộ cùng cấp lập danh sách và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định người được thuê nhà ở công vụ.
4. Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Căn cứ vào quy định của pháp luật, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xây dựng giá cho thuê nhà ở công vụ đang quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và địa phương, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định giá cho thuê nhà ở công vụ do đơn vị quản lý sau khi có văn bản thẩm tra giá của Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng; quyết định giá cho thuê nhà ở công vụ được gửi đến Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng, Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần để tổng hợp.
6. Kiểm tra, đôn đốc việc cho thuê, bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành nhà ở công vụ thuộc phạm vi quản lý.
7. Được hưởng chi phí quản lý gián tiếp từ tiền thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
8. Kiểm tra báo cáo thu, chi tài chính của đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.
9. Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở công vụ để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ phê duyệt theo quy định của Bộ Quốc phòng.
10. Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ.
11. Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
12. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
13. Phối hợp với cơ quan, chính quyền địa phương đăng ký tạm trú, tạm vắng và nhập khẩu cho người được thuê nhà theo quy định pháp luật về cư trú tại địa bàn được thuê nhà ở công vụ.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.