Nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

Em muốn hỏi về ô nhiễm môi trường ở gần nhà em. Nhà em ở đối diện với một dãy nhà máy sấy lúa, lò sấy chỉ cách 1 con sông nhỏ. Vào mùa gió thì nào là khói bụi từ nhà máy lò sấy rồi từ những máy hút trấu từ dưới sông lên, khói bụi cứ bay thẳng vào nhà em và các nhà kế bên. Bụi bám vào quần áo nhà cửa gây ngứa cho người dân xung quanh làm cho một số trẻ em bị viêm mũi bị đau mắt vì bụi. Còn về ô nhiễm âm thanh từ những máy hút trấu hoạt động cả ngày đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người dân. Họ hoạt động quanh năm không kể ngày đêm nhưng họ không có 1 cách khắc phục nào. Người dân phải tự khắc phục bằng cách che chắn bằng màng, có cả phun sương mà không hề hấn gì. Ngày qua ngày, năm này sang năm khác, nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi em đang sống. Với mức độ ô nhiễm môi trường như vậy thì chủ nhà máy đấy có bị xử lý hay không?

Nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

Trên thực tế, phải căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật của nhà máy sấy lúa, và các lò sấy gây ô nhiễm là hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí để từ đó có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Theo Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường), hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể bị phạt tiền tới 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.

Nhà máy gây ô nhiễm

Nhà máy gây ô nhiễm môi trường

Trách nhiệm hình sự về nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh

Người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải khôi phục tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường.

Về trách nhiệm hình sự, theo khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị phạt tù lên tới 7 năm, phạt tiền lên tới 3 tỷ đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1 - 5 năm đối với cá nhân:"2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

[...]"

Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị phạt tiền lên tới 20 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định 1 - 3 năm, hoặc có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: "c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;"

Trách nhiệm bồi thường dân sự về nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh

Về trách nhiệm bồi thường dân sự, Điều 602 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”.

Theo quy định tại Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:

"Điều 163. Khiếu nại, tố cáo về môi trường.

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo."

Do đó, khi nhà máy sấy lúa có hành vi gây ô nhiễm và khi có đủ căn cứ chứng minh việc xả thải của nhà máy này ra môi trường là hành vi vi phạm thì bạn hoặc cư dân gần đó có quyền làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường của nhà máy sấy này đến Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Cơ quan điều tra công an cấp huyện nơi nhà máy ở khu vực của bạn sinh sống để được giải quyết theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
11,851 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào