Nguồn thu tài chính công đoàn từ kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng không đảm bảo dự toán chi hoạt động thường xuyên thì có được ngân sách trung ương hỗ trợ không?
- Kinh phí công đoàn được doanh nghiệp đóng cho người lao động vào thời điểm nào?
- Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn cho người lao động căn cứ vào đâu?
- Nguồn thu tài chính công đoàn từ kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng không đảm bảo dự toán chi hoạt động thường xuyên có được ngân sách trung ương hỗ trợ không?
Kinh phí công đoàn được doanh nghiệp đóng cho người lao động vào thời điểm nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau:
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
...
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:
Phương thức đóng kinh phí công đoàn
...
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
...
Theo đó, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kinh phí công đoàn (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn cho người lao động căn cứ vào đâu?
Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn được quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Theo đó, mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Nguồn thu tài chính công đoàn từ kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng không đảm bảo dự toán chi hoạt động thường xuyên có được ngân sách trung ương hỗ trợ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về các nội dung được ngân sách trung ương hỗ trợ như sau:
Các nội dung được ngân sách trung ương hỗ trợ
1. Kinh phí đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế.
2. Trường hợp dự toán nguồn thu tài chính công đoàn không đảm bảo dự toán chi hoạt động thường xuyên hợp lý của hệ thống tổ chức công đoàn và hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn: Vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng dự toán thu đối với các nguồn quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 26 Luật công đoàn và dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật công đoàn theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu chung của Nhà nước quy định đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, gửi Bộ Tài chính thẩm định phần chênh lệch thiếu, tổng hợp và trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định hỗ trợ.
3. Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp thực hiện.
5. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn ngành trung ương và công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
6. Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
7. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
9. Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
10. Chi đầu tư phát triển của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, trường hợp dự toán nguồn thu tài chính công đoàn không đảm bảo dự toán chi hoạt động thường xuyên hợp lý của hệ thống tổ chức công đoàn và hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn: Vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng dự toán thu đối với các nguồn quy định, trong đó có nguồn thu tài chính công đoàn từ kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng và dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu chung của Nhà nước quy định đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, gửi Bộ Tài chính thẩm định phần chênh lệch thiếu, tổng hợp và trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.