Nguồn kinh phí quản lý hành chính để giao cho cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ được lấy từ đâu?
- Nguồn kinh phí quản lý hành chính để giao cho cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ được lấy từ đâu?
- Cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ đối với những kinh phí quản lý hành chính được giao nào?
- Cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao cho những khoản chi nào?
Nguồn kinh phí quản lý hành chính để giao cho cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ được lấy từ đâu?
Nguồn kinh phí quản lý hành chính để giao cho cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ được lấy từ đâu? (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước
Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:
1. Ngân sách nhà nước cấp.
2. Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
3. Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn kinh phí để cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính lấy từ từ các nguồn sau:
– Ngân sách nhà nước cấp.
– Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
– Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ đối với những kinh phí quản lý hành chính được giao nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP) quy định như sau:
Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ
1. Xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
a) Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm được xác định và giao hàng năm bao gồm:
- Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được giao năm 2013;
- Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và định mức phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên (trừ mua sắm, sửa chữa theo đề án);
- Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối lượng công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.
b) Đối với cấp xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ cách thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định này và căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, tổng mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương”.
Theo đó, kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm bao gồm:
– Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được giao năm 2013;
– Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và định mức phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013;
– Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên (trừ mua sắm, sửa chữa theo đề án);
– Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối lượng công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao cho những khoản chi nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ
…
2. Nội dung chi của kinh phí giao, gồm:
a) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân : tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
b) Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
c) Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Theo đó, cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao cho những khoản chi sau đây:
– Các khoản chi thanh toán cho cá nhân : tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
– Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
– Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định 130/2005/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP) quy định việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ cần đảm bảo yêu cầu như sau:
– Kinh phí giao được phân bổ vào nhóm chi thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm.
Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp; được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết;
– Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
–Trong phạm vi kinh phí giao tự chủ, cơ quan thực hiện tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.