Người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì xử lý như thế nào?
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác như sau:
Xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác
...
2. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu.
Nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ.
Người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Những thông tin nào công dân không được tiếp cận theo quy định?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về thông tin công dân không được tiếp cận như sau:
Thông tin công dân không được tiếp cận
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Theo quy định trên, thông tin công dân không được tiếp cận gồm:
- Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Những thông tin nào thì công dân được tiếp cận theo quy định?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về thông tin công dân được tiếp cận như sau:
Thông tin công dân được tiếp cận
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.
Như vậy, công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật Tiếp cận thông tin 2016 và được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật Tiếp cận thông tin 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.