Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới phải đáp ứng các điều kiện gì? Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới được tập huấn các nội dung gì về lý thuyết nghiệp vụ?

Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới phải đáp ứng các điều kiện gì? Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới được tập huấn các nội dung gì về lý thuyết nghiệp vụ? - Câu hỏi của anh Trung Phan đến từ Ninh Thuận

Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 18/2019/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới
Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới (sau đây gọi là đăng kiểm viên thực tập) đáp ứng các quy định tại điểm a và d khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ và thực hành kiểm định xe cơ giới trong thời gian tối thiểu 12 tháng.

Như vậy, người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới phải đáp ứng các quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 139/2018/NĐ-CP như sau:

- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học có các nội dung sau:

+ Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương.

+ Trường hợp không đầy đủ các các nội dung trên, có thể được đào tạo bổ sung tại các trường đại học;

- Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.

Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ và thực hành kiểm định xe cơ giới trong thời gian tối thiểu 12 tháng.

Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới phải đáp ứng các điều kiện gì?

Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới được tập huấn các nội dung gì về lý thuyết nghiệp vụ?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 18/2019/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Tập huấn lý thuyết nghiệp vụ
Đăng kiểm viên thực tập được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ bao gồm các nội dung sau:
1. Tổng quan: hệ thống mạng lưới, tổ chức kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác kiểm định; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới;
2. Văn bản pháp lý: các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định xe cơ giới;
3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình trong công tác kiểm định;
4. Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm tra;
5. Hướng dẫn kiểm tra xe cơ giới theo hạng mục kiểm tra, phương pháp kiểm tra; công đoạn và quy trình kiểm tra xe cơ giới; đánh giá kết quả kiểm tra;
6. Hướng dẫn sử dụng chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới, tra cứu thông tin phương tiện.

Như vậy, người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ bao gồm các nội dung sau:

- Tổng quan: hệ thống mạng lưới, tổ chức kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác kiểm định; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới;

- Văn bản pháp lý: các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định xe cơ giới;

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình trong công tác kiểm định;

- Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm tra;

- Hướng dẫn kiểm tra xe cơ giới theo hạng mục kiểm tra, phương pháp kiểm tra; công đoạn và quy trình kiểm tra xe cơ giới; đánh giá kết quả kiểm tra;

- Hướng dẫn sử dụng chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới, tra cứu thông tin phương tiện.

Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm những công đoạn nào?

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 18/2019/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm
1. Sau khi hoàn thành tập huấn lý thuyết nghiệp vụ, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, đăng kiểm viên thực tập phải triển khai thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm.
2. Trong thời gian thực tập, đăng kiểm viên thực tập phải thực hành các nội dung sau: kiểm tra 05 công đoạn trên dây chuyền kiểm định, sử dụng thiết bị kiểm tra và các chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới.
3. Đăng kiểm viên thực tập phải lập báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới là căn cứ để đơn vị đăng kiểm xe cơ giới xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới.
4. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên hướng dẫn thực tập và chịu trách nhiệm về nội dung thực tập của đăng kiểm viên thực tập tại đơn vị đăng kiểm với số lượng xe thực tập: tối thiểu 400 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 100 xe tải, 100 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện cho 400 xe.
5. Người hướng dẫn thực tập phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hoặc đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng. Đăng kiểm viên thực tập được kiểm tra và đánh giá xe cơ giới vào kiểm định dưới sự hướng dẫn, giám sát của người hướng dẫn thực tập; người hướng dẫn thực tập phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá tình trạng kỹ thuật xe cơ giới vào kiểm định.
6. Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm:
a) Công đoạn 1: lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.

Như vậy, các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm:

- Công đoạn 1: lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát;

- Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;

- Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;

- Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;

- Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
3,308 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào