Người tham gia tố tụng hình sự được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người tham gia tố tụng hình sự được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt người tham gia tố tụng hình sự được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng không?
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản với người được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng hình sự không?
- Lập biên bản với người được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng hình sự gồm những nội dung gì?
Người tham gia tố tụng hình sự được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 11 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng năm 2022 quy định về Hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tập như sau:
Hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tập
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng.
Theo quy định trên, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng hình sự đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng.
Tố tụng hình sự (Hình từ Internet)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt người tham gia tố tụng hình sự được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng năm 2022 quy định về việc xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân như sau:
Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này.
...
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng năm 2022 quy định về Thẩm quyền xử phạt của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
...
Theo quy định trên, kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt.
Đồng thời, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tập gây cản trở hoạt động tố tụng hình sự.
Vì vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt người tham gia tố tụng hình sự được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản với người được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng hình sự không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng năm 2022 quy định về Lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
...
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt người tham gia tố tụng hình sự được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng.
Vì vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản với người này.
Lập biên bản với người được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng hình sự gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 43 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng năm 2022 quy định về Lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
...
4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể:
Biên bản vi phạm hành chính với người được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng gây trở ngại cho hoạt động tố tụng hình sự có nội dung chủ yếu sau:
- Thời gian, địa điểm lập biên bản;
- Thông tin về người lập biên bản, cá nhân vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
- Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
- Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
- Quyền và thời hạn giải trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.