Người sử dụng lao động có thể mua bảo hiểm tai nạn lao động chung cho tất cả người lao động mà không cần đính kèm danh sách cụ thể không?
- Có phải mọi trường hợp bị tai nạn lao động thì người lao động đều được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn?
- Mức hưởng trợ cấp hàng tháng mà người lao động nhận được từ bảo hiểm tai nạn lao động là bao nhiêu?
- Người sử dụng lao động có thể mua bảo hiểm tai nạn lao động chung cho tất cả người lao động mà không cần đính kèm danh sách cụ thể không?
Có phải mọi trường hợp bị tai nạn lao động thì người lao động đều được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn?
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
"Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
..."
Theo đó, để được hưởng chế độ của bảo hiểm tai nạn lao động thì người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định vừa nêu trên.
Người sử dụng lao động có thể mua bảo hiểm tai nạn lao động chung cho tất cả người lao động mà không cần đính kèm danh sách cụ thể không?
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng mà người lao động nhận được từ bảo hiểm tai nạn lao động là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp hàng tháng như sau:
"Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
..."
Như vậy, để được hưởng trợ cấp hàng tháng thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Theo đó, suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
Hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động có thể mua bảo hiểm tai nạn lao động chung cho tất cả người lao động mà không cần đính kèm danh sách cụ thể không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
"Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
.."
Việc đóng chế độ bảo hiểm này căn cứ dựa trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của từng người lao động trên hợp đồng lao động.
Việc mình mua bảo hiểm cho người lao động nhưng không kèm theo danh sách như vậy thì không có cơ sở xác định rõ ràng là mình mua cho cá nhân người nào cụ thể nên nếu trong tình huống có tai nạn lao động xảy ra thì cơ quan bảo hiểm hoàn toàn có cơ sở từ chối chi trả chế độ do không xác định được người lao động nào tham gia.
Mặc dù đặc thù công việc có sự thay đổi người liên tục nhưng mình vẫn phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, để đảm bảo cả về quyền lợi cho người lao động cũng như tránh những phát sinh không đáng có cho phía công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.