Người sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản như thế nào được xem là cơ sở nhỏ lẻ?

Người sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Cho tôi hỏi cơ sở như thế nào thì được xem là cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ vậy ạ? Người sản xuất của cơ sở đó cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn thực phẩm?

Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản như thế nào được xem là cơ sở nhỏ lẻ?

Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-23:2017/BNNPTNT thì cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ được hiểu là cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản có từ 10 lao động trở xuống.

Sản xuất thực phẩm

Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ

Người sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo tiểu mục 7 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-23:2017/BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với người sản xuất cụ thể như sau:

- Chủ cơ sở và công nhân trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.

- Công nhân trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo qui định của Bộ Y tế. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của chủ cơ sở và công nhân phải được lưu giữ đầy đủ tại cơ sở.

- Công nhân mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, đang bị tiêu chảy,...phải được giám sát để không tham gia trực tiếp sản xuất thực phẩm.

- Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động phù hợp.

- Công nhân phải rửa tay: trước khi vào khu vực sản xuất, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với bất kỳ chất lây nhiễm nào.

- Bảo hộ lao động của công nhân trong khu vực xử lý thủy sản ăn liền, công nhân sau xử lý nhiệt và đóng gói thủy sản ăn liền phải sạch sẽ và chỉ được dùng riêng cho khu vực này.

Như vậy, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ thì người sản xuất cần phải đáp ứng những yêu cầu theo quy chuẩn nêu trên.

Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần phải quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm như thế nào?

Theo tiểu mục 9 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-23:2017/BNNPTNT9 quy định về việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ như sau:

(1) Cơ sở phải phân công người chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng.

(2) Cơ sở phải thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi sản xuất, tối thiểu phải có các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của cơ sở cung ứng nguyên liệu để sản xuất.

- Khối lượng và chất lượng nguyên liệu, khối lượng thành phẩm sản xuất trong ngày.

- Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm.

- Khối lượng, chủng loại thành phẩm phân phối.

(3) Thực phẩm chế biến bao gói sẵn phải ghi nhãn theo quy định hiện hành của Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa, bao gồm các thông tin sau:

- Tên sản phẩm

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất

- Ngày sản xuất

- Hạn sử dụng

- Thành phần cấu tạo sản phẩm (định lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả phụ gia)

- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

- Định lượng của sản phẩm

- Các khuyến cáo và cảnh báo an toàn (nếu có)

(4) Cơ sở phải bảo đảm các hoạt động sản xuất kể cả tiếp nhận nguyên liệu phải thực hiện nhanh chóng và không được tiến hành trực tiếp dưới sàn nhà.

(5) Sản phẩm ăn liền nếu chưa bao gói kín không được bảo quản chung với sản phẩm không ăn liền

(6) Không để gia súc, gia cầm và các động vật gây hại khác vào khu vực sản xuất.

(7) Không được hút thuốc lá, khạc nhổ, ăn uống trong khu vực sản xuất.

(8) Cơ sở phải có quy định về chế độ, tần suất làm vệ sinh và giám sát sản xuất.

(9) Cơ sở sản xuất có sản phẩm được chế biến, bao gói sẵn phải thực hiện công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.

(10) Cơ sở phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ sản xuất, hồ sơ sức khỏe công nhân. Thời gian lưu trữ hồ sơ bảo đảm ít nhất 01 năm sau khi hết hạn sử dụng của sản phẩm.

Lưu ý: Những quy định trên đây được áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ dùng làm thực phẩm và không áp dụng đối với:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất thủy sản nhằm mục đích tự tiêu dùng hoặc chỉ kinh doanh thực phẩm thủy sản.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủy sản: khô, nước mắm, dạng mắm nhỏ lẻ.

- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
810 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào