Người nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ có những triệu chứng như thế nào? Triệu chứng lâm sàng của gà khi mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 là gì?
Triệu chứng lâm sàng của gà khi mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 là gì?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1 thì bệnh cúm gia cầm H5N1 là bệnh do vi rút cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra trên các loài gia cầm, thủy cầm và chim hoang dã.
Dựa vào độc lực của vi rút cúm gia cầm người ta xếp loại: bệnh cúm gia cầm độc lực cao, tỉ lệ chết rất cao và cúm gia cầm độc lực thấp với triệu chứng bệnh không rõ rệt và tỷ lệ chết thấp.
Vi rút cúm A thuộc subtype H5N1, hệ gen ARN có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra những chủng, nhánh mới là nguyên nhân gây ra các ổ dịch cúm gia cầm.
Gà khi mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ có một số triệu chứng lâm sàng theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1. cụ thể như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
5.1.2.1. Thể quá cấp
- Gia cầm chết nhanh, đột ngột.
- Chưa có biểu hiện lâm sàng về bệnh lý.
5.1.2.2. Thể độc lực cao
- Sốt cao từ 40 °C trở lên
- Xù lông, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ
- Đầu, mặt sưng, phù quanh mắt. Mào, tích sưng, xuất huyết
- Mắt bị viêm kết mạc và có thể xuất huyết
- Xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân
- Có triệu chứng hô hấp, mỏ chảy nhiều rớt dãi
- Có triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh
- Phân xanh, phân trắng
- Vịt, ngỗng chủ yếu bị các triệu chứng thần kinh, vẹo cổ, mất điều hòa, run rẩy, mệt mỏi nhẹ.
5.1.2.3. Thể độc lực thấp
Trên gà: Mệt mỏi, có triệu chứng hô hấp nhẹ, thở khò khè, ho nhẹ. Trong một số ít trường hợp, thể độc lực thấp cũng biểu hiện các triệu chứng của thể độc lực cao như mào tích tím tái, giảm đẻ, tỉ lệ chết có thể lên đến > 50 %. Trên vịt và ngỗng: Không có biểu hiện lâm sàng.
...
Theo tiêu chuẩn trên thì triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gà H5N1 được chia là ba mức độ thể quá cấp, thể độc lực cao, thể độc lực thấp.
Ở thể quá cấp, gia cầm chết nhanh, đột ngột; chưa có biểu hiện lâm sàng về bệnh lý.
Ở thể độc lực cao thì gà thường sốt cao từ 40 °C trở lên; lông gà thường xù, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ; Đầu, mặt sưng, phù quanh mắt. Mào, tích sưng, xuất huyết; mắt bị viêm kết mạc và có thể xuất huyết; xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân.
Bên cạnh đó, gà sẽ có một số triệu chứng về hô hấp, mỏ chảy nhiều rớt dãi; triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh; thường sẽ đi ra phân xanh, phân trắng
Ở thể độc lực thấp thì gà thường mệt mỏi, có triệu chứng hô hấp nhẹ, thở khò khè, ho nhẹ. Trong một số ít trường hợp, thể độc lực thấp cũng biểu hiện các triệu chứng của thể độc lực cao như mào tích tím tái, giảm đẻ, tỉ lệ chết có thể lên đến > 50 %.
Cũng theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 thì bệnh cúm gia cầm H5N1 có tính lây truyền rất nhanh và mạnh. Trong đó, thủy cầm là nguồn mang mầm bệnh chính.
Gia cầm nhiễm bệnh chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm mẫn cảm với gia cầm bị bệnh hoặc phân và chất thải của gia cầm bị bệnh. Các loài chim hoang dã cũng bị mắc bệnh và là nguồn lây lan mầm bệnh cho gia cầm và thủy cầm.
Người nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ có những triệu chứng như thế nào? (Hình từ Internet)
Người nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ có những triệu chứng như thế nào?
Theo Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người ban hành kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BYT thì một người khi mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ có những triệu chứng lâm sàng cụ thể sau:
(1) Sốt trên 38oC.
(2) Các triệu chứng về hô hấp
- Ho khan hoặc có đờm, tức ngực, thở nhanh, tím tái...
- Có thể có ran khi nghe phổi.
- Diễn biến nhanh chóng tới suy hô hấp.
(3) Triệu chứng tuần hoàn: nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốc.
(4) Các triệu chứng khác
- Đau đầu, đau cơ, tiêu chảy.
- Suy đa tạng.
Khi xử lý bệnh nhân mắc cúm gia cầm H5N1 thì cần phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người ban hành kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BYT thì khi xử lý bệnh nhân mắc cúm gia cầm H5N1 phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Bệnh nhân nghi ngờ phải được cách ly.
- Dùng thuốc kháng vi rút (oseltamivir) càng sớm càng tốt.
- Hồi sức hô hấp là cơ bản, giữ SpO2 >= 92%.
- Điều trị suy đa tạng (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.