Người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?

Tôi xin hỏi là người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu? Và công an tỉnh có quyền xử phạt hành vi này không? Câu hỏi của anh B đến từ (Bình Dương).

Người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào, căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 45 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;
d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;
b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.

Theo đó người lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Như vậy, người nào lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?

Người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt hành chính người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác là bao lâu?

Người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân sẽ bị áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính bao lâu, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
...

Theo đó thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là 01 năm. Như vậy, người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.

Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác hay không?

Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác hay không, căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
...
3. Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý
...

Căn cứ theo khoản 5 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...

Theo phân định thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ.

Theo đó người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Như vậy Giám đốc Công an cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt người lợi dụng việc chữa cháy để xâm hại sức khỏe của người khác theo quy định trên.

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật đối với cảng cạn? Các cảng cạn ở Việt Nam hiện nay? Hệ thống phòng cháy chữa cháy của cảng cạn?
Pháp luật
Người phát hiện vụ cháy rừng đang xảy ra cần phải báo cho ai? Khi có mức độ thiệt hại chủ rừng cần phải thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cháy nhà, cháy chung cư gọi 114 để báo cháy hay báo cháy bằng hiệu lệnh? Ai tham gia chữa cháy?
Pháp luật
Ngừng cấp điện, nước cho công trình, cơ sở sản xuất tại Hà Nội nếu không đảm bảo yêu cầu phòng cháy, chữa cháy từ 1/1/2025?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học là bao nhiêu? Bao gồm những phòng nào?
Pháp luật
Nhà ở kết hợp kinh doanh cần đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy là gì? UBND xã phường thẩm quyền kiểm tra PCCC không?
Pháp luật
Mẫu đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy mới nhất? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Tải tổng hợp quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024? Quy chuẩn PCCC mới nhất 2024 thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu chung về phòng cháy chữa cháy trong hầm đường bộ? Giải pháp thoát nạn trong hầm đường bộ?
Pháp luật
Thông tư 32/2024/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy áp dụng từ ngày 24/8/2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
420 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào