Người lao động tự đóng bảo hiểm tai nạn lao động thì có được tính vào thu nhập miễn trừ thuế thu nhập cá nhân không?

Việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động thuộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động hay người lao động? Công nhân tự bỏ tiền ra để mua bảo hiểm tai nạn lao động thì có được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động gồm những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 43 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

"Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định"

Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động là những người lao động, và người sử dụng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Người lao động tự đóng bảo hiểm tai nạn lao động thì có được tính vào thu nhập miễn trừ thuế thu nhập cá nhân không?

Người lao động tự đóng bảo hiểm tai nạn lao động thì có được tính vào thu nhập miễn trừ thuế thu nhập cá nhân không?

Trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động là trách nhiệm của người lao động hay của người sử dụng lao động?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

"Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần."

Như vậy trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động thuộc về về người sử dụng lao động

Người lao động tự đóng bảo hiểm tai nạn lao động thì có được tính vào thu nhập miễn trừ thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:

"Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.

Ngoài ra tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ như sau:

"Điều 9. Các khoản giảm trừ
...
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc."

Theo quy định này thì Người lao động tự đóng bảo hiểm tai nạn lao động thì có được tính vào thu nhập miễn trừ thuế thu nhập cá nhân nghĩa vụ của người sử dụng lao động thì khoản tiền này không được đưa vào khoản đóng bảo hiểm xã hội được giảm trừ.

Tuy nhiên thì hiện tại cả hai Điều trên đều bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 11, khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC và chưa có quy định hướng dẫn mới về các quy định này.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động suy giảm 10% khả năng lao động do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
Pháp luật
Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người khi đang làm việc đúng không? Có phải bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn ngoài công ty?
Pháp luật
Mẫu sổ chi tiết chi tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp? Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với tai nạn lao động?
Pháp luật
Học sinh sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành thì cơ sở dạy nghề có phải bồi thường hay không?
Pháp luật
Thử việc bị tai nạn lao động có được công ty hỗ trợ không? Tai nạn giao thông có tính là tai nạn lao động?
Pháp luật
Sau khi có biên bản họp điều tra tai nạn lao động thì sau đó bao nhiêu ngày họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động?
Pháp luật
Xác định trường hợp tai nạn lao động nặng đối với những chấn thương nào ở vùng đầu? Chỉ được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng khi nào?
Pháp luật
Nhân viên nhập liệu tại nhà bị tai nạn lao động thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Pháp luật
Người lao động là học việc bị tai nạn trên đường đi làm thì chủ doanh nghiệp phải giải quyết chế độ thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở đối với tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
3,256 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào