Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự được tạm ứng lương tối đa bao nhiêu tháng? Trường hợp không phải trả tiền tạm ứng?
Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự được tạm ứng lương tối đa bao nhiêu tháng? Trường hợp không phải trả tiền tạm ứng?
Việc tạm ứng tiền lương được quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, nếu người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để thực hiện nghĩa vụ công dân thì được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và người lao động không phải hoàn lại số tiền tạm ứng này.
Tuy nhiên, trường hợp người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
Như vậy, hiện nay trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ không còn được thực hiện việc tạm ứng tiền lương.
Người lao động chỉ được tạm ứng tối đa 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trong trường hợp người lao động phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự được tạm ứng lương tối đa bao nhiêu tháng? Trường hợp không phải trả tiền tạm ứng? (hình từ internet)
Lương tạm ứng của người lao động được trả dưới hình thức gì?
Về hình thức trả lương tạm ứng hiện nay chưa có quy định cụ thể, tuy nhiên tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức trả lương như sau:
Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy có thể hiểu hình thức trả lương tạm ứng sẽ tương tự như trả lương.
Theo đó, hình thức trả lương tạm ứng sẽ do người lao động và công ty thỏa thuận, có thể trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Trường hợp người lao động không thể trực tiếp nhận lương tạm ứng thì có thể ủy quyền cho người khác không?
Như đã phân tích ở trên, việc nhận lương tạm ứng sẽ thực hiện như quy định về nhận lương, cụ thể tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Theo đó, việc trả lương tạm ứng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
(1) Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
- Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy, trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.