Người lao động đã xin nghỉ việc có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Phương thức đóng như thế nào?

Anh đã đóng bảo hiểm xã hội tại Công ty được 17 năm, hiện nay do thay đổi chỗ ở nên anh xin nghỉ việc. Hiện tại Anh chưa đi làm, Anh có thể làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp rồi sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 3 năm nữa để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau này anh được hưởng lương hưu đúng quy định, như vậy có được không?

Người lao động để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cần đảm bảo đáp ứng được những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

"Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp"

Theo đó, nếu đáp ứng đủ điều kiện trên thì mình được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp khác với bảo hiểm xã hội nên việc anh nhận bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động đã xin nghỉ việc có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Phương thức đóng như thế nào?

Người lao động đã xin nghỉ việc có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Phương thức đóng như thế nào?

Người lao động đã xin nghỉ việc có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia xã hội tự nguyện như sau:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động."

Như vậy, anh đã nghỉ việc ở công ty và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo hợp đồng lao động thì anh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Như vậy, trường hợp anh chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì anh có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 3 năm còn thiếu của mình.

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội mà đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

"Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
..."

Theo đó, anh có thể lựa chọn các phương thức đóng theo quy định nêu trên. Khi đóng đủ năm bảo hiểm và đúng độ tuổi về hưu thì anh sẽ được hưởng lương hưu theo quy định.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Có thể tích hợp quá trình tham gia BHXH vào VNeID? Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 được hưởng quyền gì?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài có tham gia bảo hiểm xã hội đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Pháp luật
Phần trích đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có được trừ khi xác định thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Để người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc điều trị bệnh ung thư thì người sử dụng lao động cần làm gì?
Pháp luật
Công thức tính mức đóng BHXH từ tháng 7 2024 theo tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 giữa người lao động và doanh nghiệp thế nào?
Pháp luật
Tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 03 tháng một lần nhưng quên đóng và muốn đóng bù có được không?
Pháp luật
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thêm hệ số trượt giá như bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Pháp luật
Người lao động có được phép tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Pháp luật
Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì? Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội như thế nào? Đối với bảo hiểm xã hội nhà nước có chính sách gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
1,370 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào