Người gian lận để được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Người gian lận để được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý văn bằng, chứng chỉ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ văn bản có nội dung trái pháp luật; hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ được cấp lại không đúng quy định của pháp luật hiện hành về nội dung hoặc thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, người gian lận để được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Ngoài ra, buộc người gian lận phải hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Người gian lận để được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt người gian lận để được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 Nghị định 04/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 9, Điều 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4 và 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài.
...
Căn cứ theo khoản Điều 36 Nghị định 04/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền phạt tiền đến 150.000.000 đồng.
Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt người gian lận để được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông?
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định:
Thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
b) Cấp cho người không đủ điều kiện;
c) Do người không có thẩm quyền cấp;
d) Bị tẩy xóa, sửa chữa;
đ) Để cho người khác sử dụng;
e) Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế này có trách nhiệm thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp khác.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định:
Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Thẩm quyền cấp văn bằng được quy định như sau:
a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
d) Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
...
Theo đó, văn bằng sẽ bị thu hồi trong trường hợp người có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo sẽ có thẩm quyền thu hồi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.