Người được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Xã hội cần đáp ứng được những yêu cầu gì?
Ai có quyền bổ nhiệm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Xã hội?
Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Xã hội (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-LĐTBXH năm 2015 quy định như sau:
Tổng Biên tập
1. Tổng Biên tập do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm theo quy định hiện hành.
...
Căn cứ quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có quyền bổ nhiệm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Xã hội theo quy định hiện hành
Người được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Xã hội cần đáp ứng được những yêu cầu gì?
Theo khoản 2 Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-LĐTBXH năm 2015 quy định như sau:
Tổng Biên tập
...
2. Tổng Biên tập phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
a) Đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh thuộc lĩnh vực xuất bản của Công ty;
c) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc;
d) Các tiêu chuẩn theo các quy định của Chủ sở hữu Công ty và Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ quản lý doanh nghiệp;
đ) Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
e) Có ít nhất 3 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
g) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ các quy định trên thì người được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Xã hội cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
...
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh thuộc lĩnh vực xuất bản của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội;
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc Công ty;
- Các tiêu chuẩn theo các quy định của Chủ sở hữu Công ty (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) và Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ quản lý doanh nghiệp;
- Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
- Có ít nhất 3 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Xã hội là gì?
Theo khoản 3 Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-LĐTBXH năm 2015 quy định như sau:
Tổng Biên tập
...
3. Tổng Biên tập có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
b) Tổ chức biên tập bản thảo;
c) Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình Tổng Giám đốc ký quyết định xuất bản;
d) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
đ) Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của Công ty.
Theo đó, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
- Tổ chức biên tập bản thảo;
- Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình Tổng Giám đốc Công ty ký quyết định xuất bản;
- Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.