Người đại diện hoặc thành viên Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải đáp ứng các điều kiện gì và có trách nhiệm như thế nào?
Người đại diện hoặc thành viên Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải đáp ứng các điều kiện nào?
Theo Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng
1. Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng.
2. Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử.
4. Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
5. Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, người đại diện hoặc thành viên Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý.
Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử.
Cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo (Hình từ Internet)
Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành quy định như sau:
Trách nhiệm của người phụ trách (trụ trì), Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo (nếu có)
1. Hướng dẫn khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện đúng các quy định của pháp luật; theo nội quy, quy định của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
2. Bảo vệ, giữ gìn trật tự, cảnh quan, môi trường, phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Khi cảnh quan, môi trường có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị hư hại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức sắp xếp hợp lý các dịch vụ phục vụ khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; không tổ chức hoặc để người khác tổ chức các hoạt động mê tín, dị đoan và vi phạm pháp luật.
4. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho mọi người thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra tại cơ sở.
Như vậy, người phụ trách (trụ trì), Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng thực hiện trách nhiệm được nêu trên.
Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng thực hiện nếp sống văn minh trong việc quản lý, sử dụng nguồn công đức được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định cụ thể:
- Người phụ trách (trụ trì), Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo (nếu có) phải có phương thức thu nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo thống nhất, đoàn kết giữa những người trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
- Việc quản lý, sử dụng nguồn công đức phải công khai, có sổ sách rõ ràng, chi tiêu minh bạch.
- Việc quản lý, sử dụng nguồn công đức phải tuân thủ các quy định của Thông tư liên tịch này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.