Người có hành vi lấn chiếm rừng sản xuất của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Việc phân loại rừng được quy định như thế nào? Có bao nhiêu loại rừng?
Căn cứ Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 thì rừng hiện nay được chia thành 03 loại gồm rừng đặc dụng; rừng phòng hộ và rừng sản xuất, cụ thể như sau:
(1) Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
(2) Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
(3) Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Việc phân loại rừng được quy định như thế nào? Có bao nhiêu loại rừng? (Hình từ Internet)
Lấn chiếm rừng sản xuất của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về lấn chiếm rừng như sau:
Lấn chiếm rừng
Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt như sau:
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 4.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2.
...
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích 50.000 m2 trở lên;
b) Rừng sản xuất có diện tích 20.000 m2 trở lên;
c) Rừng phòng hộ có diện tích 15.000 m2 trở lên;
d) Rừng đặc dụng có diện tích 10.000 m2 trở lên.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp này, hành vi lấn chiếm 3.500m2 rừng sản xuất của ông A có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, ông A còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của mảnh rừng cho bạn.
Người có thẩm quyền của những cơ quan nào có thể xử phạt đối với hành vi lấn chiếm rừng của người khác?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo đó, người có thẩm quyền của những cơ quan có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm rừng của người khác, bao gồm:
(1) Người có thẩm quyền của Kiểm lâm.
(2) Ủy ban nhân dân các cấp.
(3) Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
(4) Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.