Người có công phụng dưỡng có quyền hưởng hết toàn bộ tài sản thừa kế hay không? Để khởi kiện thừa kế về nhà đất thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Người có công phụng dưỡng có quyền hưởng hết toàn bộ tài sản thừa kế hay không?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về về người thừa kế như sau:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì anh và anh hai của mình thuộc hành thừa kế thứ nhất, những người thừa kế cũng hàng thì được hưởng phần di sản bằng nhau. Và hiện tại không có quy định nào về việc người có công phụng dưỡng được quyền hưởng nhìu hơn hay hưởng toàn bộ phần di sản để lại.
Trường hợp anh hai anh tính công phụng dưỡng thì sau khi chia đều tài sản cả hai có thể thỏa thuận về phần công phụng dưỡng của anh hai bạn để bạn trích phần tài sản thừa kế của mình cho anh hai của anh. Tuy nhiên đây chỉ là thỏa thuận riêng trong những người trong gia đình khi xét về công phụng dưỡng không có quy định pháp luật. Trường hợp anh hai của anh không đồng ý phân chi di sản thì anh có thể khởi kiện ra tòa.
Tài sản thừa kế
Để khởi kiện thừa kế về nhà đất thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hồ sơ khởi kiện như sau:
"Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
...
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án."
Như vậy hồ sơ khởi kiện bạn cần chuẩn bị đơn khởi kiện theo mẫu, tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm và cần chuẩn bj cả chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của mình. Trường hợp vì lý do khách quan mà anh không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì anh phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Anh có thể bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Gửi đơn khởi kiện đến tòa án như thế nào?
Theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc gửi đơn cho Tòa án như sau:
"Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.