Nghỉ giữa giờ khi làm ca liên tục có tính vào làm thêm giờ không? NSDLĐ không đảm bảo thời gian nghỉ giữa giờ cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Giả sử người lao động làm ca ngày liên tục, được nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc 30 phút/ngày (180 phút/tuần, 12 tiếng/tháng) thì theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP có thể hiểu: Công ty có thể thỏa thuận với NLĐ đó làm thêm 52 giờ/tháng (12 giờ nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc + số giờ làm thêm tối đa trong tháng) đúng không? Căn cứ pháp lý.

Nghỉ giữa giờ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ trong giờ làm việc như sau:

"1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động."

Nghỉ giữa giờ

Nghỉ giữa giờ

Nghỉ giữa giờ khi làm ca liên tục có tính vào làm thêm giờ không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:

"1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.
2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.
3. Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
4. Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc."

Tại khoản 5 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì quy định như sau:

"5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động."

khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì quy định như sau:

"2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút."

Tức quy định này nêu rằng thời gian nghỉ giữa giờ (đối với ca liên tục) sẽ được tính vào giờ làm việc trả lương cho người lao động nhưng sẽ không tính vào tổng giờ làm thêm trong tháng, trong năm.

Như vậy công ty có thể thỏa thuận với NLĐ đó làm thêm 52 giờ/tháng (12 giờ nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc cộng số giờ làm thêm tối đa trong tháng).

NSDLĐ không sắp xếp cho NLĐ nghỉ giữa giờ theo quy định thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

"4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."

Và mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, trong trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

15,240 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào