Ngày Thế Giới Phòng chống lao 24/03 là ngày gì? Một số giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng chống lao?

Ngày Thế Giới Phòng chống lao 24/03 là ngày gì? Trong Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 có những giải pháp nào về nguồn nhân lực cho công tác phòng chống lao? Câu hỏi của anh Đ từ Hà Nội.

Ngày Thế Giới Phòng chống lao 24/03 là ngày gì?

Trong 8 chiến dịch y tế công cộng toàn cầu chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Ngày Y tế Thế giới, Ngày Hiến Máu Thế giới, Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới, Ngày Sốt rét thế giới, Ngày Thế giới không thuốc lá, Ngày Viêm gan Thế giới, Ngày AIDS thế giới và ngày Thế giới Phòng chống Lao là một trong số đó.

Ngày Thế giới Phòng chống lao (World Tuberculosis Day) được Liên Hợp Quốc công nhận theo đề xuất của WHO, tổ chức vào ngày 24/3 hằng năm.

Đây là dịp nâng cao nhận thức cộng đồng đối với bệnh Lao, đẩy mạnh chấm dứt bệnh Lao trên toàn cầu.

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống bệnh lao năm 2024 là “Yes! We can end TB!” ( Có nghĩa là "Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!”).

Theo Quyết định 374/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao.

Ngày Thế Giới Phòng chống lao 24/03 là ngày gì? Một số giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng chống lao?

Ngày Thế Giới Phòng Chống lao 24/03 là ngày gì? (Hình từ Internet)

Bệnh lao là bệnh gì? Người mắc bệnh lao có tình trạng bệnh lý thế nào?

Căn cứ quy định tại Mục 1 Phần I Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao ban hành kèm theo Quyết định 162/QĐ-BYT năm 2024 như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Bệnh lao: là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis - MTB) gây nên. Bệnh lao có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%), nguồn lây chính cho người xung quanh. Bệnh lao lây qua đường không khí do hít phải các hạt bụi nhỏ có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi. Bệnh lao có thể gây tử vong, nhưng có thể điều trị khỏi và dự phòng.
1.2. Lao tiềm ẩn: là tình trạng cơ thể người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh lao ở người nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động.
1.3. Người nghi mắc bệnh lao: là người có triệu chứng lâm sàng nghi lao hoặc có hình ảnh bất thường nghi lao trên phim chụp Xquang hoặc các phương pháp chẩn đoán hình khác.
1.4. Người mắc bệnh lao: là người bệnh có tình trạng bệnh lý do vi khuẩn lao gây ra, biểu hiện các triệu chứng của bệnh lao, chẩn đoán dựa trên tìm thấy vi khuẩn lao bằng các kỹ thuật vi sinh hoặc có bằng chứng mô bệnh học của tổn thương do lao hoặc chẩn đoán dựa vào bằng chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác (không hoặc chưa tìm thấy bằng chứng vi khuẩn và mô bệnh học).
...

Theo đó, bệnh lao là một căn bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis - MTB) gây nên.

Bệnh lao có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%), nguồn lây chính cho người xung quanh.

Bệnh lao lây qua đường không khí do hít phải các hạt bụi nhỏ có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi.

Bệnh lao có thể gây tử vong, nhưng có thể điều trị khỏi và dự phòng.

Người mắc bệnh lao: là người bệnh có tình trạng bệnh lý do vi khuẩn lao gây ra, biểu hiện các triệu chứng của bệnh lao.

Người mắc bệnh lao được chẩn đoán dựa trên tìm thấy vi khuẩn lao bằng các kỹ thuật vi sinh hoặc có bằng chứng mô bệnh học của tổn thương do lao hoặc chẩn đoán dựa vào bằng chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác (không hoặc chưa tìm thấy bằng chứng vi khuẩn và mô bệnh học).

Có các giải pháp nào về nguồn nhân lực cho công tác phòng chống lao?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 374/QĐ-TTg năm 2014 quy định như sau:

Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với các nội dung sau:
...
4. Giải pháp
...
e) Giải pháp về nguồn tài chính cho công tác phòng, chống bệnh lao
Nguồn kinh phí phòng, chống lao được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
g) Giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh lao
- Nghiên cứu ban hành chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác phòng, chống lao.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa; cập nhật kiến thức phòng, chống bệnh lao cho các thầy thuốc đa khoa và chuyên khoa khác; kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; bồi dưỡng y khoa liên tục thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.
- Nâng cao năng lực quản lý về phòng, chống bệnh lao cho cán bộ quản lý các cấp thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống bệnh lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác.
...

Theo đó, dưới đây là một số giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng chống bệnh lao:

(1) Nghiên cứu ban hành chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác phòng chống lao.

(2) Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa;

Cập nhật kiến thức phòng, chống bệnh lao cho các thầy thuốc đa khoa và chuyên khoa khác;

Kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn;

Bồi dưỡng y khoa liên tục thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.

(3) Nâng cao năng lực quản lý về phòng, chống bệnh lao cho cán bộ quản lý các cấp thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.

(4) Lồng ghép hoạt động phòng, chống bệnh lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,746 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào