Ngày Quốc tế Hòa bình là ngày gì? Ngày kỷ niệm Quốc tế Hòa bình là ngày nào? Lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Quốc tế Hòa bình?
- Ngày Quốc tế Hòa bình là ngày gì? Ngày kỷ niệm Quốc tế Hòa bình là ngày nào? Nhiệm vụ Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam là gì?
- Các Ủy viên Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam bao gồm những đại diện nào?
- Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Ngày Quốc tế Hòa bình hằng năm?
Ngày Quốc tế Hòa bình là ngày gì? Ngày kỷ niệm Quốc tế Hòa bình là ngày nào? Nhiệm vụ Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam là gì?
Ngày Quốc tế hòa bình được Liên hợp quốc khởi xướng vào năm 1981 và lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 9/1982. Tới năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức lấy ngày 21/9 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình, nhằm tôn vinh và củng cố các lý tưởng hòa bình trong nội bộ các quốc gia và giữa các quốc gia và dân tộc.
Ngày Quốc tế Hòa bình không chỉ là một dịp để tôn vinh hòa bình, mà còn là một cơ hội để các bên tham chiến cùng từ bỏ vũ khí và hướng đến thỏa thuận hòa bình. Đây là thời điểm để cộng đồng quốc tế thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc xây dựng và duy trì hòa bình, kêu gọi các quốc gia và các bên xung đột tập trung vào việc giải quyết bất đồng thông qua các phương pháp hòa bình.
Tham khảo một số lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9/2024:
- Gia đình luôn bên bạn, đó chính là tổ ấm bình an nhất.
- Bạn thật dũng cảm vì đã trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
- Muốn nhìn thấy cầu vồng phải trải qua những cơn mưa, đừng nản lòng bạn nhé.
- Mong cho những nỗi buồn khép lại, niềm vui và may mắn sẽ mở ra chào đón bạn.
- Một ngày mới bắt đầu là cơ hội để bạn đạt được những thành công, chúng bạn vạn sự như ý, khởi đầu như mơ nhé!
- May mắn sẽ đến với những người chăm chỉ và nghị lực, và bạn chính là một người như thế. Chúc cho may mắn sẽ mỉm cười với bạn.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Quốc tế Hòa bình là ngày gì? Ngày kỷ niệm Quốc tế Hòa bình là ngày nào? Lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Quốc tế Hòa bình? (Hình từ Internet)
Các Ủy viên Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam bao gồm những đại diện nào?
Thành phần Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định 173-HĐBT năm 1985 như sau:
Điều 2. – Thành phần Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam gồm có : Chủ tịch : Phan Anh, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam.
Phó Chủ tịch : Một đại diện Bộ Ngoại giao.
Ủy viên thường trực :
- Tổng thư ký Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam.
- Vụ trưởng Vụ các vấn đề chính trị chung Bộ Ngoại giao.
Các Ủy viên :
- Đại diện Bộ Văn hóa.
- Đại diện Bộ Giáo dục
- Đại diện Tổng cục Thể dục thể thao.
- Đại diện Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hữu nghị với nhân dân các nước.
- Đại diện Ủy ban Đoàn kết Á Phi của Việt Nam.
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Đại diện Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Đại diện Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Đại diện Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Đại diện Hội Nông dân tập thể Việt Nam.
- Đại diện Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam dựa vào bộ máy và con dấu của Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam và Bộ Ngoại giao để hoạt động.
Như vậy, các Ủy viên Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam bao gồm những đại diện sau đây:
- Đại diện Bộ Văn hóa.
- Đại diện Bộ Giáo dục
- Đại diện Tổng cục Thể dục thể thao.
- Đại diện Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hữu nghị với nhân dân các nước.
- Đại diện Ủy ban Đoàn kết Á Phi của Việt Nam.
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Đại diện Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Đại diện Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Đại diện Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Đại diện Hội Nông dân tập thể Việt Nam.
- Đại diện Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
Lưu ý: Ủy ban Năm quốc tế hòa bình của Việt Nam dựa vào bộ máy và con dấu của Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam và Bộ Ngoại giao để hoạt động.
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Ngày Quốc tế Hòa bình hằng năm?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về các ngày nghỉ lễ như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Từ quy định trên thì có thể thấy, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 11 ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo đó, Ngày Quốc tế Hòa bình (21/9/2024) không thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động.
Lưu ý: Nếu có nhu cầu, người lao động vẫn có thể dùng phép năm xin nghỉ vào ngày Quốc tế Hòa bình (21/9/2024) hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.